Cũng giống như Việt Nam và nhiều quốc gia khác, Nhật Bản cũng có nhiều đợt nghỉ lễ trong một năm và những ngày này được gọi là ngày lịch đỏ Nhật Bản. Nếu bạn đang sinh sống, học tập, làm việc hay đi du lịch Nhật Bản thì cũng nên tìm hiểu về các kỳ nghỉ lễ ở đất nước này để có sự sắp xếp lịch trình phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng VJ Links - Du lịch Việt Nhật cập nhật chi tiết về lịch đỏ Nhật Bản 2023.
Lịch đỏ là lịch nghỉ lễ toàn quốc của đất nước Nhật Bản. Theo quy định của pháp luật tại quốc gia này, tất cả người lao động và những ai sinh sống ở Nhật Bản đều được nghỉ lễ vào những ngày lịch đỏ. Theo đó, trong 1 năm, Nhật Bản có tổng cộng 15 kỳ nghỉ lễ.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, nếu ngày nghỉ lễ rơi vào Chủ Nhật thì ngày thứ Hai tuần tiếp theo sẽ được nghỉ bù. Nếu một ngày xen giữa 2 ngày lễ thì vào ngày đó, người lao động cũng được nghỉ. Vào các kỳ nghỉ lễ, du học sinh và lao động Việt Nam cũng thường tổ chức những cuộc giao lưu văn hóa Việt - Nhật, tham gia gặp mặt cộng đồng người Việt ở Nhật.
Nếu đi du lịch Nhật Bản vào những ngày lịch đỏ, du khách sẽ được trải nghiệm và khám phá những nét văn hóa truyền thống nơi đây. Trong các dịp lễ hội, những hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ được tổ chức hoành tráng hơn bao giờ hết và chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Cập nhật lịch đỏ Nhật Bản 2023 chi tiết tại bảng sau:
Ngày lịch đỏ Nhật Bản Ý nghĩa ngày lịch đỏ 1 Ngày 1 tháng 1 (Thứ 7) Ngày tết 2 Ngày 10 tháng 1 (Thứ 2) Ngày lễ thành nhân 3 Ngày 11 tháng 2 (Thứ 6) Ngày quốc khánh 4 Ngày 23 tháng 2 (Thứ 4) Ngày sinh nhật Thiên Hoàng 5 Ngày 21 tháng 3 (Thứ 2) Ngày Xuân phân 6 Ngày 29 tháng 4 (Thứ 6) Ngày Showa 7 Ngày 3 tháng 5 (Thứ 3) Ngày Hiến pháp 8 Ngày 4 tháng 5 (Thứ 4) Ngày màu xanh 9 Ngày 5 tháng 5 (Thứ 5) Ngày trẻ em 10 Ngày 18 tháng 7 (Thứ 2) Ngày của Biển 11 Ngày 11 tháng 8 (Thứ 5) Ngày của Núi 12 Ngày 19 tháng 9 (Thứ 2) Ngày kính lão 13 Ngày 23 tháng 9 (Thứ 6) Ngày Thu phân 14 Ngày 10 tháng 10 (Thứ 2) Ngày thể thao 15 Ngày 3 tháng 11 (Thứ 5) Ngày lễ Văn Hóa 16 Ngày 23 tháng 11 (Thứ 4) Ngày cảm tạ lao độngLịch đỏ Nhật Bản gồm có những ngày nào và ý nghĩa ra sao? Dưới đây là những khám phá chi tiết nhất.
Đây là ngày đầu tiên của năm và cũng là ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản. Kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji cải cách thành công vào năm 1868, nước Nhật bắt đầu có truyền thống mừng Tết Nguyên Đán theo dương lịch như các nước phương Tây. Theo truyền thống, người dân Nhật Bản sẽ bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ. Hầu hết những công ty ở Nhật đều cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 Tết đến hết ngày 3/1.
>> Xem thêm: Tết Nhật Bản vào ngày nào? Tìm hiểu phong tục ngày Tết ở Nhật
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình đều thực hiện nghi lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là hoạt động uống rượu mừng năm mới để trừ tà và kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là thưởng thức món canh bánh dày Ozoni với các nguyên liệu như củ cải, khoai, bánh dày (omochi),… - những thứ được cúng trên bàn thờ tổ tiên vào đêm giao thừa.
Lễ thành nhân là ngày chúc mừng những đứa trẻ đã trưởng thành (tròn 20 tuổi) ở Nhật Bản. Ngày lễ này thường diễn ra vào ngày thứ Hai, tuần thứ 2 của tháng 1. Dịp lễ thành nhân thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia và là ngày kỷ niệm đáng nhớ được đông đảo người dân Nhật Bản hưởng ứng.
Lịch sử Nhật Bản ghi nhận, vào ngày 11/2 năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức lên ngôi. Do đó, ngày này được chọn là ngày Quốc khánh Nhật Bản (Kenkoku Kinen no Hi). Đây cũng được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản. Ngày quốc khánh Nhật Bản được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội lớn và các đoàn diễu hành nhộn nhịp.
Ngày xuân phân là một ngày lễ hội diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Nhật Bản, đây là một trong những ngày lễ lớn để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ với gia đình. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm mà hoa anh đào đua nhau khoe sắc và các lễ hội hoa anh đào cũng được tổ chức rầm rộ tại Nhật Bản.
Đây chính là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà - ngày 29 tháng 4 hằng năm. Trước năm 2007, người Nhật gọi ngày này là ngày Xanh. Sau khi hoàng đế tạ thế, người dân lấy ngày này làm ngày lễ gìn giữ màu xanh của thiên nhiên.
Kể từ năm 1947, ngày 3/5 hằng năm được chọn làm ngày kỷ niệm hiến pháp Nhật Bản được thiết lập. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Đây là ngày mà người dân Nhật Bản biết ơn và cảm tạ những lợi ích mà thiên nhiên mang lại, giúp nuôi dưỡng những trái tim. Ngày này chính là ngày lấp đầy khoảng trống giữa ngày 3 tháng 5 (Ngày hiến pháp) và ngày 5 tháng 5 (Ngày trẻ em), tạo thành kỳ nghỉ lễ Golden Week.
Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi) là một trong những ngày Quốc lễ tại Nhật và cũng thuộc một phần trong Tuần lễ vàng. Đây là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và bình an.
Trước đây, ngày này được gọi là Tết Đoan Ngọ (Tango no sekku) và thường diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch. Tuy nhiên, kể từ khi Nhật Bản chuyển sang sử dụng lịch Dương thì ngày này cũng được đổi sang ngày 5/5 Dương lịch.
Kể từ năm 1996, ngày của biển được lựa chọn làm quốc lễ của Nhật Bản. Ngày lễ này được tổ chức hằng năm vào thứ 2 của tuần thứ 3 tháng 7. Lễ hội diễn ra nhằm tạ ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nâng cao ý thức của con người Nhật Bản về tầm quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo.
Lễ hội Obon là một trong những lễ hội truyền thống của người Nhật theo đạo Phật giáo. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Sau một thời gian dài tổ chức, lễ hội này dần phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình - là thời điểm mà tất cả mọi người cùng trở về quê cha đất tổ để thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.
>> Xem thêm: Lễ hội Obon - Khám phá ngày lễ Vu Lan của Nhật
Lễ Obon đã được tổ chức ở Nhật hơn 500 năm, kéo dài từ 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, giữa các vùng miền của Nhật Bản sẽ tổ chức lễ Obon vào những khoảng thời gian khác nhau.
Đây là ngày nằm trong lịch đỏ Nhật Bản được tổ chức hằng năm để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, chúc họ sống lâu. Trong ngày này, người dân ở khắp mọi nơi của nước Nhật cùng tụ tập ca múa hát để chung vui cùng những người cao tuổi và trẻ em được hướng dẫn làm quà lưu niệm thủ công để tặng cho ông bà và các cụ già trong gia đình.
Đây là ngày tạo cơ hội cho con người gần gũi với nhiên nhiên, mà cụ thể là núi. Vào ngày này, mỗi người sẽ cảm thấy biết ơn và cảm tạ những ơn huệ mà núi non đã mang lại cho cuộc sống con người.
Ngày Thu phân - ngày có đêm và ngày dài tương đương nhau, được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Đây là dịp để tưởng nhớ những người đã khuất cũng như tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Ngày thể dục thể thao ở Nhật Bản được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Được ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây chính là ngày lễ khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
Lịch đỏ Nhật Bản còn ghi nhận ngày văn hóa 3/11 hằng năm và chính thức ra đời từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập. Đây là ngày lễ khích lệ cho sự trấn hưng và phát triển rực rỡ của nền văn hóa truyền thống.
Lễ tạ ơn người lao động ở Nhật Bản được tổ chức vào ngày 23/11 hằng năm nhằm tri ân cũng như đề cao những giá trị của sức lao động. Đồng thời, đây cũng là ngày để người dân cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Vì vậy mà ngày lễ này được tổ chức khi vụ mùa kết thúc và người dân sẽ hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng với thánh thần.
Sinh nhật Thiên hoàng cũng là một ngày lễ trọng đại trong lịch đỏ Nhật Bản, được tổ chức hằng năm vào ngày 23/12. Ngày này được lấy từ ngày sinh của vị Thiên hoàng đang trị vì đất nước Nhật Bản. Theo đó, Bình Thành Thiên hoàng sinh vào ngày 23 tháng 12 năm 1933.
Trên đây, VJ Links - Du lịch Việt Nhật đã cập nhật chi tiết về lịch đỏ Nhật Bản 2023 dựa trên công bố chính thức của Chính phủ nước Nhật. Nắm bắt được lịch đỏ bên Nhật sẽ giúp bạn sắp xếp lịch trình du lịch một cách hợp lý và có cơ hội khám phá những nét văn hóa đặc sắc nhất của xứ sở hoa anh đào.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/lich-nhat-2023-a55859.html