Bài viết Anpha chia sẻ điều kiện, thủ tục mở cửa hàng chim cảnh/chim kiểng, kinh nghiệm kinh doanh, cách chăm sóc chim, tìm kiếm nguồn chợ tốt chim cảnh…
Thú nuôi chim cảnh đã xuất hiện từ rất lâu trước đây, nó bắt nguồn từ các nhà quý tộc và lan rộng ra nhiều tầng lớp khác. Ngày nay, thú chơi chim kiểng được coi là một giải pháp để giảm stress và đã trở thành mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Cùng Anpha tìm hiểu các điều kiện, thủ tục và kinh nghiệm mở tiệm bán chim cảnh trong bài viết dưới đây.
Pháp luật cho phép các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề mà pháp luật cho phép, căn cứ tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:
Đối với một số ngành nghề có điều kiện theo quy định Luật Đầu tư thì doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề đó cần phải đáp ứng các điều kiện của ngành nghề và xin cấp giấy phép con.
Kinh doanh chim cảnh không thuộc danh sách ngành nghề có điều kiện, vì vậy bạn chỉ cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu phát triển của mình.
Để tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, hãy cùng Anpha liệt kê một số ưu - nhược điểm của việc đăng ký hộ kinh doanh và thành lập công ty ngay dưới đây nhé.
Nếu bạn dự định mở cửa hàng chim cảnh có quy mô nhỏ, vốn ít thì hộ kinh doanh là loại hình phù hợp nhất. Ưu điểm nổi bật của HKD là dễ dàng quản lý nhân sự, chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
Tuy nhiên, HKD sẽ không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, bạn buộc phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không xuất được hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và không được khấu trừ tiền thuế.
Nếu bạn muốn mở nhiều cửa hàng chim cảnh, trở thành cơ sở cung cấp chim cảnh giá sỉ với quy mô lớn thì nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp, vì những ưu điểm:
Tuy nhiên, khi bạn thành lập doanh nghiệp mua bán chim cảnh đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh nhiều nghĩa vụ thuế, các quy định về chế độ và sổ sách kế toán cũng phức tạp hơn.
➤ Bước 1: Soạn thảo bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ mở tiệm chim kiểng
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, chủ hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
➤ Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chim cảnh
Từ 3 ngày làm việc, hộ kinh doanh chim cảnh sẽ được nhận kết quả từ cơ quan đăng ký kinh doanh, có 2 trường hợp:
-
Nếu bạn không có thời gian hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan nhà nước, có thể tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói của Kế toán Anpha chỉ 1.500.000 đồng.
Liên hệ với Anpha ngay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
GỌI NGAY
➤ Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh chim cảnh.
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nộp online qua Cổng thông tin quốc gia hoặc nộp qua đường bưu điện.
>> Hướng dẫn chi tiết: Quy trình thành lập công ty.
➤ Bước 3: Chờ nhận kết quả
Từ 3 - 5 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở KH&ĐT nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
-
Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm thủ tục pháp lý với các cơ quan nhà nước, Anpha sẽ giúp bạn thành lập công ty kinh doanh chim cảnh một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất!
Dịch vụ thành lập trọn gói từ 1.000.000 đồng - 1.500.000 đồng tùy khu vực. Thời gian hoàn thành thủ tục từ 3 - 5 ngày làm việc.
>> Tham khảo chi tết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp - Thủ tục đơn giản, cam kết không phát sinh chi phí.
GỌI NGAY
Để các hoạt động buôn bán diễn ra suôn sẻ và sớm thu được lợi nhuận bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm mà Anpha đúc kết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu nhu cầu chơi chim tại khu vực nơi bạn mở cửa hàng bán chim cảnh
Ông bà ta thường nói “buôn có bạn bán có phường” nên việc lựa chọn được khu vực tiềm năng, tập trung đông khách hàng có thú chơi chim cảnh là rất quan trọng. Thêm vào đó, ngành hàng kinh doanh chim cảnh, chim kiểng cũng khá cạnh tranh bởi không phải ai cũng có thú vui này.
2. Vấn đề về kinh tế, nguồn vốn, tài chính
Bạn cần có một số vốn kha khá vì dù sao khi mới kinh doanh cũng không chắc là bán ngay được, dù chưa có khách thì bạn vẫn phải duy trì hoạt động buôn bán đến khi xây dựng được một lượng khách hàng nhất định.
3. Kinh nghiệm về chăm sóc chim cảnh và lựa chọn lồng chim
Đây là ngành nghề khá đặc thù, vậy nên bạn không chỉ phải có niềm đam mê mà còn phải có kinh nghiệm về việc chăm sóc chim cảnh, cũng như các phụ kiện không thể thiếu khi nuôi chim cảnh, như là lồng chim, cóng đựng thức ăn, cóng đựng nước uống…
Quan trọng hơn cả là bạn phải biết cách chọn những chú chim khỏe mạnh với lông óng mượt, biết cách quan sát cách chim bay nhảy, xác định được mức độ thuần chủng của giống chim cũng như phân biệt được giống chim nào hót, giống chim nào không hót...
4. Không gian kinh doanh, mua bán chim cảnh
Nếu có điều kiện về không gian, thì bạn có thể xây dựng thêm khu vực để khách hàng đến mua chim có thể ngồi ngắm và nghe chim hót. Hoặc nếu bạn có nhiều vốn hơn thì có thể suy nghĩ đến mô hình quán cafe chim cảnh nhé.
5. Lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng
Bất kể kinh doanh ngành nghề gì thì chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu. Bạn có thể tìm hiểu nguồn hàng tại các chợ tốt chim cảnh hoặc từ những bạn chơi chim cảnh.
Lưu ý:
Để tránh bị xử phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra bất ngờ, bạn cần xin giấy chứng nhận nguồn gốc săn bắn từ đơn vị cung cấp chim cảnh.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/can-mua-chim-a57162.html