Lưu ngay cách trồng dưa lưới đảm bảo thành công cho người mới

Điều kiện sống và phát triển của dưa lưới

Dưa lưới thích nghi với khí hậu ấm áp, khô ráo và tươi sáng. Thời vụ tốt nhất để trồng dưa lưới là từ tháng 2 đến tháng 9 trong năm. Chúng ta không nên trồng dưa lưới vào thời tiết lạnh hoặc sương muối, vì khi đó dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh và cho năng suất thấp.

Loại đất lý tưởng để trồng dưa lưới là đất thịt nhẹ tơi xốp, thoát nước tốt ví dụ điển hình như đất phù sa, các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha kết hợp với trấu là thích hợp nhất.

Phân loại dưa lưới, nên trồng loại nào?

Phân loại dưa lưới

Dưa lưới có rất nhiều loại, mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng, rất thích hợp để giải khát trong mùa hè. Dựa vào màu sắc của ruột dưa lưới, có 2 loại dưa phổ biến nhất đó là dưa vàng và dưa xanh. Ngoài ra còn một số giống dưa ngon nổi tiếng khác trên thế giới nữa nhé!

Dưa ruột xanh

Dưa lưới ruột xanh được biết đến là loại quả có bầu và có hình dạng tròn hoặc thuôn dài. Quả có màu xanh khi còn non và chuyển dần sang màu vàng khi chín. Bên trong ruột có màu xanh hơi ngả cam, ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Quả dưa lưới và một miếng dưa lưới cắt ra trên nền cây dưa lưới.

Dưa ruột vàng

Dưa lưới có hình dạng quả tròn hoàn hảo với vỏ màu xanh đậm và thịt màu vàng hoặc cam. Các loại dưa vàng thường có thịt mọng nước, giòn và vị ngọt thanh. Dưa vàng ruột vàng thường có mùi hoa đặc trưng, được nhiều người ưa chuộng.

Dưa vàng ruột xanh

Dưa ruột xanh có màu thịt bên trong giống với dưa ruột vàng nhưng vỏ ngoài có màu vàng nhạt, bên ngoài có nhiều đường vân trắng sáng tạo thành mạng lưới. Giống dưa này có hình tròn, nặng khoảng 1,5-2,5 kg. Cách trồng dưa lưới vàng ruột xanh khá dễ bởi vì loại này thuộc giống thân leo, ra trái quanh năm, phát triển tốt ở các vùng khí hậu khác nhau nên được rất nhiều người ưa chuộng. Thịt quả khi chín có vị ngọt, mềm và có mùi thơm dịu. Ăn cùi dưa xanh giúp thúc đẩy hệ tim mạch khỏe mạnh hơn và giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Charentais

Loại dưa vàng này được biết đến rộng rãi vì hương vị thuộc top ngon nhất thế giới. Quả dưa nặng tầm 1-1,5 kg, vỏ màu xanh bạc nhạt và thịt màu vàng sáng, đặc biệt giàu chất xơ và beta-caroten, phổ biến ở nhiều nước Bắc Phi. Loại dưa Charentais có hương vị và mùi thơm dễ chịu cùng với hàm lượng đường vừa phải. Nên Cleanipedia tin rằng đây chắc chắn là món ăn nhẹ hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức.

Dưa ruột vàng giống Mỹ

Dưa ruột vàng là loại dưa nổi tiếng nhất, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Dưa có thể được ăn như một phần của món salad trái cây, món tráng miệng với sữa trứng hoặc kem, hoặc ăn riêng. Loại dưa này có hương vị nhẹ, ngọt ngào và nặng từ dưới 1-5 kg. Ngoài việc giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, loại trái cây này còn cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên tốt cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, cải thiện thị lực và sức khỏe của mắt,....

Nên trồng loại dưa nào?

Dưa nội có giá từ 500-1.000 đồng/hạt, trong khi dưa ngoại đắt hơn từ 5.000-7.000 đồng/hạt. Tùy theo giá hạt dưa mà sản lượng cũng khác nhau. Giống F1 thuần chủng có tỷ lệ nảy mầm cao, quả to, ngọt, cách trồng dưa lưới loại này cũng đơn giản. Nếu hạt lai không có dấu vết rõ ràng thì tỷ lệ nảy mầm thấp, chất lượng quả không cao.

Để tỉ lệ trồng dưa lưới thành công cao bạn nên chọn loại hạt giống dưa lưới đặc mật có vỏ màu xanh vân lưới xám ruột cam, thịt giòn nhiều nước, thơm và ngọt, độ ngọt có thể đạt 14-16 brix, quả nặng trung bình 2-3 kg, thời gian từ khi gieo hạt tới khi thu hoạch là khoảng từ 80 đến 95 ngày tùy thuộc vào thời tiết và nhiệt độ. Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh tốt, ít nứt trái và rụng cuống.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm giống dưa lưới taki Nhật: Giống khỏe, hình thành hoa cái ổn định, khả năng đậu quả đến 80%, trọng lượng quả trung bình 1.5kg. Dưa lưới Taki Nhật cho quả đồng đều, tròn to, lưới dày đặc đậu quả kể cả trong mùa mưa ít nắng. Dù là giống dưa lưới nào bạn cũng cần phải chăm bón thường xuyên thì cây mới phát triển và cho ra trái ngon nhất.

Hướng dẫn các cách trồng dưa lưới tại nhà, đơn giản, ai cũng làm được

Hãy cùng Cleanipedia khám phá cách trồng dưa lưới đơn giản tại nhà ngay sau đây, bạn nhé!

Cách trồng dưa lưới trong chậu

Sau khi mua cây giống có 2-3 lá, bạn hãy tiến hành trồng vào chậu lớn đã được chuẩn bị trước đó. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng dưa lưới trong thùng xốp hoặc xô chậu thì bạn phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

Tạo hố đất sâu và nhấc nhẹ cây dưa con vào. Bạn nhớ rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn cũng như vùi kín bầu cây dưới đất và nén cho chặt gốc. Và đừng quên luôn tưới nước để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu nhé! Khoảng cách trồng dưa lưới tại nhà mà bạn có thể tham khảo thêm là: gốc cách hàng khoảng 120cm và gốc cách gốc 40cm.

Lưu ý:

Cách trồng dưa lưới bằng hạt

Lưu ý: Ngay từ khi hạt nảy mầm chỉ tưới đủ nước cho cây phát triển. Bởi vì nếu như bạn tưới quá nhiều nước sẽ ngăn cản sự nảy mầm của hạt. Tuân thủ và làm đầy đủ các bước theo cách trồng dưa lưới đơn giản trên là bạn đã thành công một nửa.

Cách chăm sóc dưa lưới đúng chuẩn

Qua bài viết này, Cleanipedia đã giải đáp hết tất tần tật những thắc mắc của các bạn về cách trồng dưa lưới đúng chuẩn ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công và thu hoạch được những trái dưa lưới to tròn, ngon ngọt nhất nhé!

>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/cach-trong-dua-luoi-tai-nha-a57779.html