100 từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thường gặp và chi tiết nhất

Khi làm quen những người bạn mới, chúng ta thường giới thiệu tên, tuổi và nghề nghiệp của mình, thậm chí là của cả bố mẹ mình nữa. Đó là lúc chúng ta cần biết đến những từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp, tránh trường hợp “I don’t know” rồi họ lại tưởng mình thất nghiệp mất. Cùng Step Up khám phá 100 từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thông dụng nhất trong bài viết này nhé!

1. Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp

Bạn làm một công việc rất “xịn” mang tên “quản lí dự án”, bố bạn thì còn là một “giám đốc marketing” nữa. Nhưng bạn lại chẳng biết hai từ này trong tiếng Anh đọc là gì. Thật phí hoài cho một bài giới thiệu bản thân phải không? Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu được về gia đình của bạn bè khi quen nhau. Sau đây là 100 từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp để bạn giao tiếp dễ dàng hơn.

Xem thêm:

  1. Accountant: kế toán
  2. Actuary: chuyên viên thống kê
  3. Advertising executive: trưởng phòng quảng cáo
  4. Architect: kiến trúc sư
  5. Artist: nghệ sĩ
  6. Astronaut: phi hành gia
  7. Astronomer: nhà thiên văn học
  8. Auditor: Kiểm toán viên
  9. Baggage handler: nhân viên phụ trách hành lý
  10. Baker: thợ làm bánh
  11. Bank clerk: nhân viên ngân hàng
  12. Barber: thợ cắt tóc
  13. Barrister: luật sư bào chữa
  14. Beautician: nhân viên làm đẹp
  15. Bodyguard: vệ sĩ
  16. Bricklayer/ Builder: thợ xây
  17. Businessman: doanh nhân
  18. Butcher: người bán thịt
  19. Butler: quản gia
  20. Carpenter: thợ mộc
  21. Cashier: thu ngân
  22. Chef: đầu bếp trưởng
  23. Composer: nhà soạn nhạc
  24. Customs officer: nhân viên hải quan
  25. Dancer: diễn viên múa
  26. Dentist: nha sĩ
  27. Detective: thám tử
  28. Diplomat/ Diplomatist: nhà ngoại giao
  29. Doctor: bác sĩ
  30. Driver: lái xe
  31. Economist: nhà kinh tế học
  32. Editor: biên tập viên
  33. Electrician: thợ điện
  34. Engineer: kỹ sư
  35. Estate agent: nhân viên bất động sản
  36. Farmer: nông dân
  37. Fashion designer: nhà thiết kế thời trang
  38. Film director: đạo diễn phim
  39. Financial adviser: cố vấn tài chính
  40. Fireman: lính cứu hỏa
  41. Fisherman: ngư dân
  42. Fishmonger: người bán cá
  43. Florist: người trồng hoa
  44. Greengrocer: người bán rau quả
  45. Hairdresser: thợ làm đầu
  46. Homemaker: người giúp việc nhà
  47. HR manager/ Human resources manager: trưởng phòng nhân sự
  48. Illustrator: họa sĩ vẽ tranh minh họa
  49. Investment analyst: nhà phân tích đầu tư
  50. Janitor: người dọn dẹp, nhân viên vệ sinh
  51. Journalist: nhà báo
  52. Judge: quan tòa
  53. Lawyer: luật sư nói chung
  54. Lifeguard: nhân viên cứu hộ
  55. Magician: ảo thuật gia
  56. Management consultant: cố vấn ban giám đốc
  57. Manager: quản lý/ trưởng phòng
  58. Marketing director: giám đốc marketing
  59. Midwife: nữ hộ sinh
  60. Model: người mẫu
  61. Musician: nhạc công
  62. Nurse: y tá
  63. Office worker: nhân viên văn phòng
  64. Painter: họa sĩ
  65. Personal assistant (PA): thư ký riêng
  66. Pharmacist: dược sĩ
  67. Photographer: thợ ảnh
  68. Pilot: phi công
  69. Plumber: thợ sửa ống nước
  70. Poet: nhà thơ
  71. Police: cảnh sát
  72. Postman: người đưa thư
  73. Programmer: lập trình viên máy tính
  74. Project manager: quản lý dự án
  75. Psychologist: nhà tâm lý học
  76. Rapper: ca sĩ nhạc rap
  77. Receptionist: lễ tân
  78. Recruitment consultant: chuyên viên tư vấn tuyển dụng
  79. Reporter: phóng viên
  80. Sales assistant: trợ lý bán hàng
  81. Salesman/ Saleswoman: nhân viên bán hàng
  82. Sea captain/ Ship’s captain: thuyền trưởng
  83. Secretary: thư ký
  84. Security officer: nhân viên an ninh
  85. Shopkeeper: chủ cửa hàng
  86. Singer: ca sĩ
  87. Software developer: nhân viên phát triển phần mềm
  88. Soldier: quân nhân
  89. Stockbroker: nhân viên môi giới chứng khoán
  90. Tailor: thợ may
  91. Tattooist: thợ xăm mình
  92. Telephonist: nhân viên trực điện thoại
  93. Tour guide/ Tourist guide: hướng dẫn viên du lịch
  94. Translator/ Interpreter: phiên dịch viên
  95. Vet/ Veterinary surgeon: bác sĩ thú y
  96. Waiter: bồi bàn nam
  97. Waitress: bồi bàn nữ
  98. Welder: thợ hàn
  99. Worker: công nhân
  100. Writer: nhà văn

2. Cách giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng Anh

Có từ vựng là có thể nghe, hiểu, và trả lời đơn giản được rồi. Nhưng để nói hay, nói chuẩn hơn thì bạn còn cần các mẫu câu đi cùng với từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp nữa. Sau này, nhỡ đâu cần đi phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc giới thiệu bản thân lúc đi ra mắt nhà vợ, nhà chồng người nước ngoài thì sao. Hãy tham khảo cách giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng Anh sau đây nhé.

Nói về vị trí, tính chất công việc hiện tại

Nói về nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc

Một số mẫu câu khác

Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm.

Tôi là người có nhiều kinh nghiệm.

Tôi hoàn toàn đủ tiêu chuẩn (cho công việc đó).

Tôi khá lành nghề/ giỏi (trong công việc đó).

Tôi được trả lương khá cao.

Lương của tôi không cao lắm.

Mức lương trung bình hàng tháng của tôi là ….

Đây là một công việc đòi hỏi cao.

Xem thêm:

    1. Tiếng Anh giao tiếp về lễ hội
    2. Tiếng Anh giao tiếp về thư viện

3. Cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp hiệu quả

Không chỉ là từ vựng tiếng anh về nghề nghiệp mà còn rất nhiều từ vựng theo chủ đề khác nữa chúng ta cần ghi nhớ. Có một điều ai cũng biết đó là việc học từ vựng chỉ hiệu quả khi người học biết cách vận dụng vào những ngữ cảnh thích hợp, nhưng biết vận dụng như thế nào đây?

Hôm nay Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một phương pháp học từ vựng tiếng Anh dựa trên bối cảnh cực hiệu quả mang tên: Học tiếng Anh qua chuyện chêm.

tu-vung-tieng-anh-ve-nghe-nghiep-3

Có thể hiểu một cách đơn giản học tiếng Anh qua chuyện chêm là một đoạn hội thoại, văn bản bằng tiếng mẹ đẻ có chèn thêm (chêm) các từ mới của ngôn ngữ cần học. Khi đọc đoạn văn đó, bạn có thể đoán, bẻ khóa nghĩa từ vựng thông qua văn cảnh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem phương pháp này là như thế nào khi khi học từ vựng nghề nghiệp sau nhé.

Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kiểm toán 10 năm trước và hiện tại, tôi đang work as nhà tư vấn tài chính cho một công ty nội thất danh tiếng. Công việc này khá là demanding nhưng I am sufficiently qualified cho công việc đó và tôi được well-paid.

Tôi mainly in charge of việc phân tích và quản lý tài chính của công ty với sự support của 5 đồng nghiệp khác. Công việc của tôi involves lập những báo cáo tài chính theo quý, phân tích tình hình tài chính, dự đoán những khó khăn hay cơ hội về tài chính cho công ty,… Hàng tuần tôi đều tham dự các meetings với giám đốc và phòng kế toán của công ty. Bản thân tôi là một con người workaholic. Mặc dù công việc rất bận rộn nhưng tôi luôn thấy được sự yêu thích và passion của chính mình.

Các từ vựng học tiếng Anh về nghề nghiệp học được:

Work as: làm việc ở vị trí

Demanding: yêu cầu cao

I am sufficiently qualified: tôi đủ tiêu chuẩn

Well-paid: trả lương cao

Support: giúp đỡ

Involve: bao gồm

Meeting: cuộc họp

Workaholic: đam mê công việc

Passion: niềm say mê

Thông qua việc đọc các bài viết chuyện chêm tiếng Anh, chúng ta được củng cố, khắc sâu việc nhớ nghĩa của từ vựng hơn, ngoài ra còn biết cách áp dụng từ vựng trong các ngữ cảnh thích hợp. Đây là phương pháp người do Thái đã áp dụng trong việc học ngoại ngữ của mình và cũng là 1 trong 3 phương pháp học từ vựng cực hiệu quả trong cuốn Hack Não 1500 của Step Up.

Bài viết trên đã tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thiết thực nhất cùng với cách giới thiệu nghề nghiệp trong tiếng Anh một cách chuẩn chỉnh. Áp dụng các mẫu câu và từ vựng về nghề nghiệp đó, hãy thử viết một câu chuyện chêm của riêng bạn để ghi nhớ lâu hơn nhé.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/ten-nghe-nghiep-a59147.html