Thực đơn cho người men gan cao: Cách xây dựng và menu gợi ý

Men gan cao là dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ… Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân gián tiếp làm tăng men gan. Vì vậy xây dựng một thực đơn cho người men gan cao phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị, kiểm soát hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.

thực đơn cho người men gan cao

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người men gan cao

Thực đơn cho người men gan cao cần cân đối các thành phần dinh dưỡng theo khuyến cáo về dinh dưỡng hợp lý, không ăn quá nhiều chất đạm, chất béo xấu hay trái cây ,,, Cần ăn đầy đủ chất bột đường, chọn loại protein có giá trị sinh học cao, có chất béo tốt, đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất.

1. Đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người men gan cao
Thực đơn cho người men gan cao cần đa dạng, cân bằng dưỡng chất

2. Hạn chế ăn tinh bột tinh chế

Tinh bột tinh chế thường có trong các loại thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng, bánh kẹo và đồ uống chứa đường. Thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể dẫn đến tăng đường huyết cao và nhanh, ảnh hưởng đến hoạt động gan và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như béo phì và tiểu đường. Do đó, thực đơn cho người men gan cao nên ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, toàn phần chứa tinh bột phức như ngũ cốc nguyên hạt ăn kèm rau xanh, trái cây, các loại hạt…

3. Chọn chất béo “tốt” thay vì chất béo “xấu”

Chất béo xấu là chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, món chiên rán, bánh ngọt có bơ,… Nhóm thực phẩm này không chỉ làm tăng cholesterol xấu mà còn có nguy cơ gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ, viêm gan và các vấn đề về gan khác. Nguyên nhân do chất béo làm tăng áp lực lên gan trong việc chuyển hóa và loại bỏ các chất độc hại, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng men gan cao.

Để bảo vệ gan và cải thiện sức khỏe tổng thể, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo chưa no một hay nhiều nối đôi như dầu ô liu, quả bơ, hạnh nhân, hạt điều, mỡ cá, cá béo như ba sa, cá hồi, cá ngừ, hạt lanh… những thực phẩm này có khả năng giảm viêm, cải thiện cấu trúc màng tế bào gan và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của gan.

4. Hạn chế món ăn quá mặn hoặc quá ngọt, thực phẩm chế biến sẵn

Thực đơn cho người mắc bệnh men gan cao nên hạn chế món ăn mặn và thực phẩm đóng hộp để bảo vệ sức khỏe gan và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ chế biến mặn làm tăng gánh nặng cho gan trong việc lọc máu, dẫn đến tổn thương gan nặng hơn.

Thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia, những chất này có thể tác động tiêu cực lên gan. Thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này bắt buộc gan phải hoạt động nhiều hơn để giải độc. Khi gan bị tổn thương, các độc tố này không được loại bỏ hết có thể dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể.

Thực đơn cho người men gan cao nên ưu tiên những nhóm thực phẩm tươi, giàu vitamin và khoáng chất giúp phục hồi và duy trì chức năng gan như rau xanh, cá, đậu hũ, thịt gà bỏ da, trái cây…

5. Ưu tiên khẩu phần nhỏ, không ăn quá no

Người men gan cao nên ưu tiên ăn khẩu phần nhỏ, tránh ăn quá no và lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất để bảo vệ gan.

Khi ăn quá no, gan phải làm việc nhiều hơn để xử lý và phân giải các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo và đường, khiến gan bị tổn thương. Việc thu nạp quá nhiều thực phẩm cùng một lúc còn gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến gan phải hoạt động liên tục để để sản xuất enzym tiêu hóa.

Để hỗ trợ phục hồi chức năng gan, người bệnh nên ăn khoảng 4-6 bữa ăn một ngày hoặc nhiều hơn và ưu tiên chọn những thực phẩm quen thuộc, dễ tiêu hóa.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người men gan cao
Người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm áp lực lên gan

Người bị men gan cao nên ăn gì và kiêng gì?

Người men gan cao cần tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu tác động tiêu cực đến gan và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn cho người men gan cao.

1. Các loại thực phẩm nên ăn

Thực đơn cho người men gan cao cần đảm bảo yếu tố cân bằng, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất như:

1.1. Tỏi

Nên sử dụng như là loại gia vị cần thiết trong thực đơn của người mắc bệnh men gan cao: Tỏi có chứa Allicin, Vitamin B1,B2,B3, B6, Selen là chất giúp quá trình thải độc gan diễn ra hiệu quả hơn, các hợp chất lưu huỳnh có khả năng kích thích enzym hỗ trợ tiêu hóa,

1.2. Thực phẩm giàu omega-3 lành mạnh

Dưỡng chất này có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá basa… có tác dụng chống viêm và hỗ trợ sức khỏe gan.

1.3. Dầu thực vật

Nên sử dụng các loại dầu từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu dừa… vì dễ tiêu hóa hấp thu nương nhẹ chức năng gan hơn mỡ động vật. Chất béo không bão hòa trong các loại dầu thực vật này có có khả năng giúp giảm viêm và giảm sự tích tụ chất béo trong gan.

1.4. Trà xanh

Ngoài việc uống đủ nước, sử dụng thêm ngày 2-3 tách trà xanh loãng rất có lợi cho người mắc bệnh men gan cao. Lá trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện chức năng gan cũng như làm giảm men gan. Uống 1 ly trà xanh loãng (cách bữa ăn 2 tiếng) mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gan.

1.5. Rau xanh

Các loại rau họ cải như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh… rau diếp cá… rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc gan. (1)

1.6. Trái cây

Thực đơn cho người men gan cao nên duy trì ăn trái cây tươi có chừng mực 150-250 gam/ngày, các loại trái cây tươi như táo, nho, cam, chanh, bưởi, quả mọng… bởi chúng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp bảo vệ và hỗ trợ tái tạo tế bào gan. Tuy nhiên không nên ăn trái cây nhiều hơn lượng trên.

1.7. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất quan trọng; chúng có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ sức khỏe gan. Người bệnh có thể bổ sung yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, diêm mạch… vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. (2)

1.8. Các loại hạt

Hạt chứa rất nhiều chất béo không bão hòa, axit béo omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng làm giảm mức cholesterol, hạn chế nguy cơ viêm gan và cải thiện chức năng gan. Một số loại hạt phù hợp cho người men gan cao là hạt lanh, hạt chia, hạt hướng dương, óc chó, đậu nành…

1.9. Cà phê

Nếu người bệnh còn băn khoăn chưa biết thêm gì vào thực đơn cho người men gan cao thì cà phê là một lựa chọn phù hợp. Ngoài khả năng kích thích hệ thần kinh giúp tỉnh táo, giảm cảm giác mệt mỏi thì Caffeine còn có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, cải thiện chức năng gan, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên người men gan cao chỉ nên dùng một lượng cà phê phù hợp mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

1.10. Đậu

Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… là những lựa chọn tốt cho người men gan cao. Chúng rất giàu chất xơ, Protein và ít chất béo, hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng, cholesterol trong máu và chức năng gan.

1.11. Nghệ

Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm men gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

thực đơn cho người bị men gan cao bao gồm những gì, nghệ
Củ nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gan

>>>Xem thêm: Ăn gì để hạ men gan?

2. Các loại thực phẩm nên kiểm soát số lượng ăn vào

Thực đơn cho người men gan cao không nên xuất hiện các nhóm thực phẩm dưới đây:

2.1. Rượu bia

Rượu bia có độ cồn cao, gây áp lực lớn lên gan và làm suy giảm chức năng gan. Tiêu thụ rượu bia có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh gan nặng như viêm gan và xơ gan, do đó nên loại bỏ bia rượu khỏi chế độ dinh dưỡng của người men gan cao. (3)

2.2. Thực phẩm nhiều đường

Các sản phẩm nhiều đường có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu, gây áp lực lên gan và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan như men gan cao. Người bệnh nên tránh nước ngọt có ga, nước tăng lực, bánh kẹo, nước sốt chua ngọt, đồ uống lên men… để bảo vệ sức khỏe gan. (4)

2.3. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán chứa một lượng lớn dầu mỡ và chất béo xấu, tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan. Nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng, gây ra sự mất cân bằng giữa các nhóm chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, trong quá trình chế biến có thể tạo ra các chất đột hại, tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư gan.

Một số thực phẩm chiên rán không tốt cho người men gan cao là cá chiên, gà chiên, khoai tây chiên, bánh rán…nhất là đồ chiên lại.

2.4. Thực phẩm nhiều muối

Muối là nguồn cung cấp natri, một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên tiêu thụ muối quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe gan. Khi ăn thực phẩm chứa nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để cân bằng nồng độ muối, điều này có thể gia tăng áp lực lên gan, đặc biệt là ở những người men gan cao. Áp lực quá lớn có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của gan, dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều muối như thịt cá đóng hộp, gà hấp muối ớt, mì gói, bánh mì, sốt cà chua… nên hạn chế trong thực đơn cho người men gan cao.

2.5. Thực phẩm nhiều tinh bột tinh chế

Người mắc các vấn đề về gan, bao gồm men gan cao, thường không thể xử lý chất tinh bột hiệu quả như bình thường. Việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột, đặc biệt là tinh bột tinh chế khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển đổi chúng thành đường glucose, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng sản xuất men gan bất thường.

Thực đơn cho người bị men gan cao không nên có các thực phẩm nhiều tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mỳ, bánh quy, bánh ngọt…

2.6. Thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và có lượng cholesterol cao, điều này có thể gây áp lực lên hệ thống gan. Đối với những người men gan cao, việc thường xuyên tiêu thụ các loại thịt đỏ có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan khác, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Một số loại thịt đỏ nên ăn vừa đủ là thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt nai… Người men gan cao có thể dùng thêm thịt gia cầm hoặc cá để bổ sung chất đạm cho cơ thể…

2.7. Thức ăn chứa nhiều hóa chất, chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi, tạo vị…

Cần giảm công việc chuyển hóa của gan khi phải xử lý thêm các hóa chất này.

2.8. Đồ ăn cay nóng

Trong thực đơn cho người men gan cao nên giảm bớt thực phẩm cay nóng vì nó có thể làm nặng thêm triệu chứng men gan cao, làm tăng áp lực tĩnh mạch gan, giảm thải độc gan…

Gợi ý thực đơn cho người bị men gan cao

Một số thực đơn món ăn dễ tiêu hóa dành cho người men gan cao:

Gợi ý thực đơn cho người bị men gan cao
Gợi ý thực đơn cho người bị men gan cao

Thực đơn cho người men gan cao trong 1 ngày:

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:

Tóm lại, thực đơn cho người men gan cao cần được xây dựng dựa trên ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng gan.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/hien-tuong-ca-the-tach-ra-khoi-nhom-a59350.html