Giải mã bí ẩn tục lệ thiên táng kỳ lạ của người Tây Tạng

Vùng đất Tây Tạng có rất nhiều điều kỳ bí và tục lệ thiên táng được xem là một trong những ẩn số trong văn hóa phong tục nơi đây.

Coi trọng nghi thức

Theo truyền thống và văn hóa lâu đời ở Tây Tạng, người dân rất đề cao nghi thức tang lễ. Việc chăm sóc cần thận dành cho người qua đời.

Những truyền thống liên quan đến sự chết ở Tây Tạng phản ánh sự hội tụ của niềm tin và thực hành bản địa kết hợp với Phật giáo trong suốt thời gian hơn một ngàn năm qua. Nhiều nghi thức được diễn ra để đảm bảo người ra đi có một hành trình thuận lợi trong kiếp sống mới.

Người Tây Tạng rất đề cao nghi thức tang lễ. (Ảnh: BBC)

Thành ngữ Tây Tạng có câu: "Người nào ý thức được sự sống sẽ ý thức được cả sự chết". Câu hỏi đặt ra làm thế nào để ý thức được sự sống. Người Tây Tạng trả lời câu hỏi này qua thành ngữ: "Biết cách ý thức sự sống là một công phu, và nếu nó là một công phu, người ta có thể tập luyện được".

Người Tây Tạng rất coi trọng những nghi thức truyền thốngNgười Tây Tạng rất coi trọng những nghi thức truyền thống. (Ảnh: Tibetanreview)

Nhiều sách vở truyền thống Tây Tạng đã đề cập đến công phu này. Nhiều người cho rằng cõi sống và cõi chết rất xa cách nhau, nhưng riêng người Tây Tạng lại cho rằng hai cõi này gần nhau trong gang tấc, đến độ có thể giơ tay ra nắm bắt lấy nhau.

Người Tây Tạng cho rằng phương pháp hiệu quả nhất để định hướng hành trình cho một người lúc lâm chung là thực hành phowa (tib. འཕོ་བ་; sa. saṃkrānti), tiếng Việt là "phép chuyển di tâm thức". Đây là phương pháp giúp thần thức của người lâm chung rời khỏi cơ thể qua huyệt bách hội nằm ở đỉnh đầu.

Theo Phật giáo Kim Cương thừa, vào lúc chết thần thức sẽ thoát ra qua một trong 10 "lỗ mở" của thân (hậu môn, bộ phận sinh dục, miệng, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, hai con mắt, và huyệt bách hội trên đỉnh đầu).

Nếu thần thức của người chết thoát ra qua những lỗ ở phần trên cơ thể, thí dụ như qua huyệt bách hội, sẽ giúp người đó được tái sinh vào một cảnh giới cao hơn.

Quy định kỳ lạ

Theo truyền thống Tây Tạng, khi gia đình có người đang hấp hối, không ai được động vào xác chừng nào nghi thức phowa chưa được thực hiện.

Một Lạt-ma được xem là thành thạo về phowa sẽ được mời thực hiện tại chỗ nghi lễ này cho người hấp hối. Qua những lời chỉ dẫn và bằng một phương pháp xoa bóp đặc biệt, vị Lạt-ma này sẽ hướng dẫn thần thức người đang hấp hối di chuyển từ từ lên phía đỉnh đầu.

Khi thần thức đã chuyển hết được lên đầu thì vị Lạt-ma sẽ tập trung ý chí phát ra âm thanh "Hik-Phat" để mở lỗ mở trên đỉnh đầu cho thần thức thoát ra ngoài. Sau vài giờ mới được phép động vào xác chết, và người có nhiệm vụ đầu tiên sẽ chạm vào đỉnh đầu, một dấu hiệu nói lên sự rời đi của thần thức do phowa tạo ra.

Sau đó xác chết sẽ được tắm bằng nước thơm, bọc bằng vải sạch, miệng được nhét bơ. Xác còn được buộc bằng những sợi dây làm từ thớ cây để giữ cho nó bất động, phòng khi nó trở thành một thây ma sống lại (zombie).

Giải mã bí ẩn thiên táng

Trong hành trình cuối cùng, xác người chết sẽ rời khỏi nhà trước khi trời sáng. Ngoài các phương thức mai táng phổ biến là địa táng hay thủy táng, phương thức được ưa chuộng ở Tây Tạng là hỏa táng và thiên táng.

Thiên táng (tib. jhator བྱ་གཏོར་, eng. sky burial) là một thực hành tang lễ tại Tây Tạng, trong đó xác người chết được mang lên núi, để tự phân hủy khi tiếp xúc với thiên nhiên, hoặc bị ăn thịt bởi các động vật như chim kền kền, bởi vậy "thiên táng" còn có tên khác là "điểu táng".

Trong Phật giáo Tây Tạng, Thiên táng được cho là đại diện cho mong muốn được lên thiên đường của họ. Đây là cách phổ biến nhất mà người dân dùng để mai táng người chết.

Thiên táng được coi là một trong những hình thức mai táng kỳ dị và bí ẩn bậc nhất trên thế giới.

Thiên táng là hình thức mai táng người chết có từ rất lâu đời ở Tây TạngThiên táng là hình thức mai táng người chết có từ rất lâu đời ở Tây Tạng. (Ảnh: Rex Features)

Có hai hình thức thiên táng: cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để lũ kền kền tự tìm đến. Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn.

Như đã nói, Lạt-ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Người ta sẽ bẻ quặp hai đầu gối lên phía trên, phần đầu cho gập xuống ngực rồi bỏ vào bao vải.

Người Tây Tạng thường mang xác người thân đến một gò đất rộng hoặc nơi hẻo lánh để mai tángNgười Tây Tạng thường mang xác người thân đến một gò đất rộng hoặc nơi hẻo lánh để mai táng. (Ảnh: Flickr)

Xong đâu đó, họ buộc nó vào một đòn khiêng rồi đem đặt ở phòng trước nhà; đến ngày phát tang, họ khiêng xác chết đến một gò đất rộng hoặc đến một nơi hoang dã trên núi cao để mai táng. Hành trình đến nơi mai táng bắt đầu lúc sáng sớm.

Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma, nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết.

Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các "rogyapa" (người xử lý xác chết) sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với một con dao sắc bén.

Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là tay chân của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ" hơn.

Sau đám tang, vị Lạt-ma sẽ tiếp tục cầu nguyện và hành lễ trong bảy tuần liên tiếp (49 ngày). Một hình nộm bằng rơm hay gỗ được mang đến tượng trưng cho xác chết. Vị Lạt-ma lấy một mảnh giấy vẽ mặt người chết dán lên hình nộm rồi ngồi đó tiếp tục hướng dẫn.

Sau 49 ngày, ông đốt tấm giấy phủ mặt hình nộm như một hình thức cho biết người chết đã cắt đứt mọi liên lạc với người sống. Trong nghi lễ cuối cùng này, mọi người trong gia đình xúm quanh lại và nói những câu đã soạn sẵn mà người châu Âu có thể cho là ngô nghê, giả dụ như:

"Này anh kia, anh đã chết rồi, đã đi thật xa rồi. Anh không còn dính dáng đến cái nhà này nữa. Hãy mau mau ăn bữa cơm chót rồi lên đường, từ nay đừng có trở về đây"…

49 ngày là quãng thời gian trùng với phong tục của rất nhiều truyền thống ở các nước phương Đông khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Cơ thể chỉ giống như chiếc xe để chuyên chở linh hồn trong quan niệm của người Tây TạngCơ thể chỉ giống như chiếc xe để chuyên chở linh hồn trong quan niệm của người Tây Tạng. (Ảnh: Everplans)

Thiên táng có vẻ như một tập tục "man rợ". Tuy nhiên, người Tây Tạng lại cho rằng cơ thể con người chỉ là phương tiện, như chiếc xe để chuyên chở linh hồn.

Một khi chiếc xe đó đã quá rệu rạo và linh hồn đã rời bỏ nó, thì nó không còn giá trị gì nữa và nên bỏ đi, trong cách hào phóng nhất là dùng làm thức ăn cho các loài chúng sinh khác.

Tại sao người Tây Tạng chọn hình thức thiên táng cho người quá cố?

Trên thực tế, người Tây Tạng xem thiên táng như một nghi thức hết sức trang trọng, là thứ cúng dường cuối cùng và rốt ráo nhất mà một người có thể thực hiện: hy sinh chính xương thịt của mình cho những sinh linh bị đói, và những loài này sẽ đưa người quá cố về những cõi trời thanh tịnh.

Về mặt lịch sử địa chất, cao nguyên Tây Tạng là hệ sinh thái tồn tại ở nơi cao nhất trên thế giới. Đất đá ở đây cứng lạnh. Người Tây Tạng không thể tiến hành chôn cất dưới lớp đá cứng hay băng lạnh, còn đất thì đắt đỏ. Việc hỏa táng cũng rất khó khăn vì gỗ cây, nhiên liệu đốt rất khan hiếm.

Trong khi đó, những đàn kền kền đói lượn khắp bầu trời, và sói lang thang quanh vùng. Với những đặc điểm địa lý đó, thiên táng xem ra là hợp lý nhất với họ.

Dù nhìn nhận của mọi người về tục lệ thiên táng huyền bí có đôi phần "man rợ" nhưng đây vẫn là một trong những nét văn hóa truyền thống thấm nhuần trong đời sống của người dân Tây Tạng.

Tại sao tục Thiên táng lại được thực hành trong Phật giáo Tây Tạng?

Thực hành thiên táng có liên quan chặt chẽ đến triết lý của Phật giáo Tây Tạng. Người Tây Tạng tin rằng nếu kền kền đến và ăn xác, điều đó có nghĩa là người chết không có tội lỗi và linh hồn của người đó đã thanh thản đến Thiên đường. Và những con kền kền trên những ngọn núi xung quanh bệ chôn cất trên trời là "chim thánh" và chỉ ăn xác người mà không tấn công bất kỳ động vật nhỏ nào gần đó. Bất kỳ hài cốt nào do những con chim thánh để lại phải được thu thập và đốt trong khi các Lạt ma tụng kinh để chuộc tội cho người chết, vì hài cốt sẽ ràng buộc các linh hồn với cuộc sống này.

Những điều cấm kỵ trong việc Thiên Táng ở Tây Tạng là gì?

Bên cạnh đó, có rất nhiều điều cấm kỵ trong quá trình tang lễ trên trời ở Tây Tạng. Người lạ không được phép tham dự buổi lễ vì người Tây Tạng tin rằng điều này sẽ mang lại những sự tiêu cực cho sự thăng thiên của linh hồn. Vì vậy, du khách nên tôn trọng phong tục này và tránh xa những dịp như vậy. Các thành viên trong gia đình cũng không được phép có mặt tại nơi chôn cất.

Bài viết trên được trích từ cuốn sách "Tây Tạng huyền bí và nghệ thuật sinh tử" của tác giả Đặng Hoàng Xa.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/thien-tang-a59432.html