Trình tự nghi lễ cưới ngày nay

2. Lễ ăn hỏi:

2.1 Lễ ăn hỏi là gì?

Nghi thức lễ cưới này là lời thông báo chính thức về việc hứa gả con trai, con gái giữa hai họ. Khẳng định sự tin tưởng, gắn kết và tạo dựng mối quan hệ thông gia bền chặt. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng của nhà trai đối với nhà gái, mong muốn được kết nối thông gia qua việc chuẩn bị, trao tặng các sính lễ được chuẩn bị chu đáo.

2.2 Lễ ăn hỏi cần chuẩn bị gì?

2.2.1 Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?

2.2.2 Nhà gái cần chuẩn bị những gì cho lễ hỏi?

Trình tự nghi lễ cưới

2.3. Trình tự lễ ăn hỏi theo truyền thống của người Việt

3. Trình tự nghi lễ cưới thứ 3: Lễ xin dâu và rước dâu:

3.1 Lễ xin dâu và rước dâu là gì?

Lễ Xin Dâu và rước dâu là một nghi thức nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của các lễ trong đám cưới Việt Nam. Trong lễ xin dâu và rước dâu, nhà trai sẽ mang theo một tráp lễ vật nhỏ đến nhà gái để thông báo thời gian đón dâu. Nhà gái sẽ nhận lễ vật và đặt lên bàn thờ tổ tiên, xin phép cho con gái mình được về nhà chồng. Sau đó, nhà trai sẽ xin phép nhà gái để đưa cô dâu về nhà chồng.

3.2 Lễ xin dâu và rước dâu cần chuẩn bị gì

3.2.1 Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ xin dâu và rước dâu

3.2.1.1: Tráp xin dâu

Theo phong tục, nhà trai sẽ chuẩn bị một tráp lễ vật nhỏ màu đỏ, bên trong có trầu cau, rượu và bánh . Trầu cau là biểu tượng của sự gắn kết và chung thủy, rượu là biểu tượng của sự ấm áp và hạnh phúc, bánh là biểu tượng của sự sung túc và đầy đủ. Tùy theo từng địa phương mà có thể có thêm một số lễ vật khác.

Ví dụ:

3.2.2.2 Tiền trong tráp xin dâu:

Theo tìm hiểu, tiền trong tráp xin dâu thường gồm 9 tờ tiền cùng mệnh giá, được đặt trong một chiếc bao lì xì hoặc một chiếc túi nhỏ màu đỏ. Số 9 là số lẻ, tượng trưng cho sự sung túc, phát tài và phát lộc của gia đình mới. Mệnh giá của tiền có thể dao động từ 100.000 đến 500.000 VNĐ/tờ, tùy thuộc vào khả năng kinh tế và sự thỏa thuận của hai bên gia đình. Tiền trong tráp xin dâu được coi là một phần của tiền trao duyên, là sự tri ân và tôn kính của nhà trai với nhà gái và điều quan trọng hơn cả là sự thành ý và tình cảm của cặp đôi và hai họ hàng.

Trình tự nghi lễ cưới

3.2.2.3 Người bưng tráp xin dâu:

Người được chọn bưng tráp xin dâu thường là người lớn tuổi, có uy tín và tình cảm với cả hai bên gia đình. Họ có thể là bố mẹ chú rể, hoặc là ông bà, cô chú, bác hoặc họ hàng của chú rể.

Người bê tráp xin dâu cần phải ăn mặc lịch sự, nghiêm túc và có thái độ tôn trọng, khiêm nhường khi giao tiếp với nhà gái. Họ cũng cần phải biết rõ các nghi thức và lễ vật trong lễ xin dâu để có thể thực hiện một cách chuẩn xác và suôn sẻ.

3.3 Trình tự lễ xin dâu:

3.4 Sự khác nhau giữa lễ ăn hỏi và lễ xin dâu:

Trình tự nghi lễ cưới

Hiện nay, khá nhiều gia đình chọn tổ chức lễ ăn hỏi và xin dâu cùng một ngày. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hai gia đình.

3.5. Thủ tục lễ ăn hỏi và xin rước dâu cùng 1 ngày:

Trong trình tự nghi lễ cưới, nếu gộp lễ ăn hỏi và xin dâu trong cùng một ngày, lễ ăn hỏi sẽ diễn ra trước, sau đón đến lễ xin dâu. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện nghi thức cần được rút gọn để kịp giờ cho cả hai thủ tục.

Trình tự diễn ra thủ tục lễ ăn hỏi và xin dâu như sau:

4. Lễ cưới:

Đây là một trong những buổi lễ trọng đại trong trình tự nghi lễ cưới của cô dâu và chú rể. Tại buổi lễ này thì hai bên gia đình mời khách tới dự tiệc ăn uống, chúc mừng. Sau các nghi lễ cưới chính thức, nhà trai sẽ tổ chức đãi tiệc để mời họ hàng và bạn bè đến chung vui. Ngày nay, đãi tiệc thường được nhà trai và nhà gái tổ chức chung ( gọi là lễ thành hôn). Nếu hai bên gia đình tổ chức đám cưới riêng, nhà gái ( lễ vu quy) sẽ đãi tiệc trước khi nhà trai sang đón dâu. Còn nhà trai ( lễ tân hôn) sẽ đãi tiệc sau khi rước dâu về nhà.

Xem thêm: Phân biệt lễ thành hôn, tân hôn, và vu quy

5. Trình tự nghi lễ cưới thứ 5: Lễ lại mặt

Sau đám cưới vài ngày, chú rể sẽ đưa cô dâu về lại nhà mẹ đẻ để thăm hỏi, tặng quà. Nghi thức này mang ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra, nghi lễ cưới lại mặt cũng khiến tâm lý cô dâu thấy thoải mái, dù phải xa gia đình đi làm dâu nhưng vẫn được thường xuyên gặp gỡ cha mẹ và giữ mối quan hệ gắn bó

5.1 Cách thức tiến hành:

Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là từ 1 đến 4 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Trước kia lễ cưới lại mặt cầu kỳ, cần có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để mang về thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các gia đình đã giản tiện bớt, nhiều gia đình chỉ chuẩn bị một gói quà gồm bánh kẹo, rượu, thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Gia đình nào có điều kiện hơn sẽ chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ. Khi về tới nhà cô dâu, bố mẹ cô dâu sẽ làm cơm để mời con rể. Bữa cơm này thường thân mật và chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết.

Với tư duy thoáng như hiện nay, các nghi lễ cưới truyền thống vẫn được giữ gìn, nhưng cách thực hiện cũng có nhiều biến đổi. Việc cầu kỳ hay phức tạp cũng có thể linh động, tùy thuộc vào phong cách, nếp sống của từng gia đình.

Để tìm hiểu thêm nhiều khái niệm thú vị khác liên quan đến cưới hỏi, đừng quên truy cập trang https://melisacenter.vn/tin-tuc/ nhé!

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/le-cuoi-hoi-a62882.html