Kiến thức về tên và đặc điểm các loại phòng khách sạn là vô cùng cần thiết, không chỉ đối với nhân sự trong ngành mà còn cho cả khách du lịch. Dù bạn là lễ tân, nhân viên đặt phòng hay housekeeping thì khi khách hỏi đến phòng suite, phòng deluxe…, bạn đều phải biết trả lời. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn nhiều thông tin hữu ích khi phân loại phòng khách sạn.
Cùng tìm hiểu tên các loại phòng bằng tiếng Anh ngay dưới đây nhé(Nguồn ảnh: Time Out)
Thông thường, tiêu chuẩn các loại phòng khách sạn được phân như sau:
Phòng standard là loại phòng tiêu chuẩn, đơn giản nhất trong các loại phòng khách sạn hiện nay. Đây là loại phòng có diện tích nhỏ tầm 13 - 16 m2 (tùy mỗi nơi).
Standard room (Nguồn ảnh: The Ranald Hotel)
Trang thiết bị của phòng standard thường dừng ở mức cơ bản. Về hình thức, chỉ có phòng ngủ và phòng tắm nên phòng standard có mức giá thấp nhất trong các hạng phòng khách sạn.
Phòng superior có diện tích tầm 16 - 18m2 hoặc có thể hơn 20m2. Trang thiết bị, cơ sở vật chất của loại phòng này có chất lượng khá nên mức giá sẽ cao hơn phòng standard.
Superior room (Nguồn ảnh: Park Hotel Room)
Với diện tích lớn (thường tầm 32 - 36m2), phòng deluxe có view hướng ra biển, núi và có nhiều phòng (phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách).
Trang thiết bị trong phòng đạt chất lượng cao, có hoa tươi, báo tiếng Anh hàng ngày… nên mức giá sẽ cao hơn các loại phòng khách sạn khác như standard hay superior.
Deluxe room (Nguồn ảnh: The Peninsula Hotels)
Về hình thức, phòng executive có nhiều phòng như phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách. Diện tích phòng thường dao động tầm 36 - 48m2 hoặc rộng hơn tùy nơi.
Loại phòng này có ban công, view nhìn ra đại lộ, biển, núi, thác nước… Về dịch vụ, phòng excutive có thể có tủ đựng rượu, hoa tươi hàng ngày, miễn phí dịch vụ đánh giày…
Executive room (Nguồn ảnh: The Ritz-Carlton)
Các loại phòng trong khách sạn còn có thể được phân chia theo giường ngủ như sau:
Phòng single có 1 giường dành cho 1 khách.
Phòng twin có 2 giường dành cho 2 khách riêng biệt.
Phòng double có 1 giường dành cho 2 khách.
Phòng triple có 3 giường dành cho 3 khách người lớn hoặc 1 gia đình (3 giường đơn hoặc 1 giường đôi, 1 giường đơn).
Theo hoteltechreport, phòng quad dành cho 4 khách, gồm 2 giường (2 khách nằm chung 1 giường).
Các loại phòng trong khách sạn còn được chia theo số giường, loại giường (Nguồn ảnh: Silka Hotels)
Dựa theo bài viết “The ultimate guide to standard bed sizes around the world” từ greatsleep.co.nz, kích cỡ giường của các quốc gia trên thế giới không giống nhau. Bạn có thể tham khảo tên các loại giường phổ biến và kích cỡ tương ứng như sau:
Với single bed, kích thước ở cả Mỹ (US), New Zealand (NZ), Vương quốc Anh (UK) và Úc (AUS) đều là 91 x 187cm.
Single bed (Nguồn ảnh: Park Hotel Group)
Single bed còn chia thành long single (90 x 200cm ở NZ, UK, US), extra long single (90 x 210cm ở UK), king single (100 x 200cm ở AUS, NZ)…
Với double bed, kích thước ở NZ, AUS và UK là 137 x 190cm. Ở US có double extra long (137 x 200cm), ở UK có double size long (137 x 200cm)…
Double bed (Nguồn ảnh: TravelSort)
Với kích thước 153 x 203cm, queen bed phổ biến ở AUS và NZ. Nhưng với cùng kích thước này, ở UK có thể được gọi là giường king bed.
Ở NZ và AUS, king size có kích thước là 167 x 203cm. Ở AUS, NZ và UK, super king có kích cỡ là 183 x 203cm. Ở US, AUS và NZ, Californian king có kích thước là 203 x 203cm.
King bed (Nguồn ảnh: Legacy Yen Tu)
Một nhóm khách có thể thuê phòng theo hình thức adjacent room để đảm bảo được ở sát cạnh nhau.
Đây là loại phòng có cửa ra vào riêng biệt và cửa nối giữa, giúp khách có thể di chuyển qua lại giữa các phòng mà không cần đi qua hành lang.
Connecting room (Nguồn ảnh: intergatehotels.jp)
Loại phòng khách sạn này còn có tên khác là accessible room.
Theo suiteness.com, suite có hình thức như một căn hộ đầy đủ tiện nghi, có phòng khách, 1 hoặc 2 phòng ngủ, phòng tắm, bếp…
Suite có thể được chia thành junior suite, residential suite, presidential suite, connecting suite… với nhiều khác biệt về kết cấu, trang thiết bị, nội thất…
Junior suite (Nguồn ảnh: suiteness.com)
Residential suite (Nguồn ảnh: suiteness.com)
Penthouse suite (Nguồn ảnh: suiteness.com)
Nhiều khách sạn cung cấp hai loại phòng này để đáp ứng nhu cầu hút thuốc hoặc yêu cầu “né” mùi khói thuốc của khách lưu trú.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các loại phòng khách sạn và một số loại giường phổ biến. Hi vọng những thông tin bổ ích bên trên sẽ hỗ trợ bạn thật nhiều trong công việc thực tế.
Nếu có nhu cầu, bạn có thể tham khảo khóa học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn của Hướng Nghiệp Á Âu để nâng cao kiến thức và kỹ năng về ngành học này nhé.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/phong-trip-la-gi-a62911.html