Bộ 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 7.
Xem thử
Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi KHTN 7 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết:
- Đề thi KHTN 7 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
- Đề thi KHTN 7 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
- Đề thi KHTN 7 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
- Đề thi KHTN 7 Học kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
Xem thêm Đề thi KHTN 7 cả ba sách:
Top 20 Đề thi KHTN 7 Giữa kì 1 (cả ba sách)
Xem đề thi
Top 10 Đề thi KHTN 7 Học kì 1 (cả ba sách)
Xem đề thi
Top 10 Đề thi KHTN 7 Giữa kì 2 (cả ba sách)
Xem đề thi
Top 10 Đề thi KHTN 7 Học kì 2 (cả ba sách)
Xem đề thi
Xem thử
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1:Cho phát biểu sau: "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Phát biểu này liên quan đến kĩ năng nào trong tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng dự báo.
C. Kĩ năng liên kết.
D. Kĩ năng đo.
Câu 2: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:
(1) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề;
(2) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu;
(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán;
(4) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu;
(5) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán;
Em hãy lựa chọn thứ tự sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. (1); (2); (3); (4); (5).
B. (5); (4); (3); (2); (1).
C. (4); (1); (3); (5); (2).
D. (3); (4); (1); (5); (2).
Câu 4: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ các loại hạt là
A. neutron và electron.
B. electron và proton.
C. electron, proton và neutron.
D. proton và neutron.
Câu 5: Nguyên tử là
A. hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương.
B. hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích âm.
C. hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
D. hạt có kích thước nhỏ có thể quan sát được bằng mắt thường.
Câu 6: Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:
Số electron và số lớp electron trong nguyên tử nitrogen lần lượt là
A. 2 và 7.
B. 3 và 7.
C. 7 và 2.
D. 7 và 3.
Câu 7: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử aluminium (còn gọi là nhôm, kí hiệu Al):
Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là
A. 13 amu.
B. 14 amu.
C. 27 amu.
D. 40 amu.
Câu 8: Nguyên tử phosphorus có tổng số hạt là 46, trong đó số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử phosphorus là
A. 15.
B. 16.
C. 30.
D. 31.
Câu 9: Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng nguyên tử.
B. tập hợp những nguyên tử có cùng số lớp electron.
C. tập hợp những nguyên tử có cùng số proton.
D. tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron.
Câu 10: Nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là
A. N.
B. K.
C. Na.
D. Si.
Câu 11: Sắt (iron) và carbon có tính chất khác nhau vì sắt là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố
A. phi kim.
B. đơn chất.
C. hợp chất.
D. khí hiếm.
Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.
A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. neutron và electron.
Câu 13: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 24 amu. Biết rằng trong hạt nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hiệu nguyên tử nguyên tố magnesum là
A. 12.
B. 24.
C. 36.
D. 8.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
B. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
C. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.
D. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.
B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.
C. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng.
Câu 16: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. tỉ trọng.
B. số neutron.
C. khối lượng.
D. số proton.
Câu 17: Cho ô nguyên tố sau, con số 39 cho biết điều gì?
A. Chu kì của nó.
B. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
C. Số nguyên tử của nguyên tố.
D. Số thứ tự của nguyên tố.
Câu 18: Nguyên tố calcium thuộc chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố calcium lần lượt là
A. 2 và 2.
B. 4 và 2.
C. 3 và 5.
D. 2 và 4.
Câu 19: Kim loại nào sau đây có thể cắt bằng dao?
A. Magnesium.
B. Iron.
C. Mercury.
D. Sodium.
Câu 20: Hai nguyên tố A, B đứng liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hạt nhân là 13. Biết số hiệu nguyên tử nguyên tố B lớn hơn số hiệu nguyên tử nguyên tố A. Nguyên tố A là
A. carbon (C).
B. oxygen (O).
C. nitrogen (N).
D. fluorine (F).
Câu 21: Khối lượng phân tử là
A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử.
B. tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử.
C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.
D. khối lượng của nhiều nguyên tử.
Câu 22: Có các phát biểu sau:
(a) Các đơn chất kim loại đều ở thể rắn.
(b) Hợp chất là các chất ở thể lỏng.
(c) Hợp chất và đơn chất đều có chứa nguyên tố kim loại.
(d) Các đơn chất kim loại đều có tên gọi trùng với tên của nguyên tố kim loại.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Nước là
A. một hợp chất.
B. một đơn chất.
C.một nguyên tố hóa học.
D. một hỗn hợp.
Câu 24: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Khí carbon dioxide, nước, nhôm đều là hợp chất.
B. Ở điều kiện thường, các đơn chất kim loại như đồng, sắt, thủy ngân tồn tại ở thể rắn.
C. Oxygen, hydrogen đều là hợp chất.
D. Các hợp chất như glucose, saccharose và protein là hợp chất hữu cơ.
Câu 25: Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon và oxygen lần lượt là 12 amu và 16 amu. Khối lượng phân tử của carbon dioxide là
A. 44 amu.
B. 28 amu.
C. 40 amu.
D. 20 amu.
Câu 26: Cho các phân tử sau: CO2, H2, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là
A. CO2.
B. H2.
C. CaCl2.
D. Cl2.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
Câu 28: Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen, trắng và xanh biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Hình vẽ chứa hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất là
A. (4).
B. (3).
C. (2).
D. (1).
Câu 29: Liên kết giữa các nguyên tử H và O trong phân tử nước là liên kết
A. kim loại.
B. ion.
C. cộng hóa trị.
D. phi kim.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt.
B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước.
C. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.
D. Các chất ion luôn ở thể rắn.
Câu 31: Cho các phân tử sau: NaCl, MgO, N2, Cl2, HCl. Số phân tử có chứa liên kết cộng hoá trị là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I.
B. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II.
C. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.
D. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.
Câu 33: Hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và FeCl3 lần lượt là (biết nhóm OH và Cl đều có hóa trị I)
A. I và III.
B. III và II.
C. II và II.
D. II và III.
Câu 34: Urea (công thức hoá học là (NH2)2CO) là một loại phân đạm rất phổ biến hiện nay. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong urea là
A. 46,67%.
B. 23,33%.
C. 25%.
D. 50%.
Câu 35: Công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị VI và oxygen là
A. SO.
B. SO2.
C. SO3.
D. S2O3.
Câu 36: Đơn vị của tốc độ là:
A. m.h.
B. km/h.
C. m.s.
D. s/km.
Câu 37: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa s, v, t sau đây công thức nào đúng?
A. s=vt
B. t=vs
C.t=sv
D. s=tv
Câu 38: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Tốc độ chuyển động của người đó là:
A. v = 40 km/s.
B. v = 400 m/min.
C. v = 4 km/min.
D. v = 11,1 m/s.
Câu 39: Đổi các đơn vị sau: 45 km/h = ................m/s.
A. 12,5 m/s.
B. 21,5 m/s.
C. 15 m/s.
D. 20 m/s.
Câu 40: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.
A. 40 km.
B. 40 m.
C. 400 m.
D. 0,4 km.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. proton.
B. neutron.
C. electron.
D. hạt nhân.
Câu 2. Nguyên tố có kí hiệu hóa học Cl là
A. chlorine.
B. carbon.
C. copper.
D. calcium.
Câu 3. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có đặc điểm nào sau đây?
A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
B. Có số lớp electron bằng nhau.
C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.
D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.
Câu 4. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là
A. 44 amu.
B. 28 amu.
C. 40 amu.
D. 20 amu.
Câu 5. Cho các hợp chất sau: SO2, H2O, NaCl, CO. Hợp chất ion là
A. SO2.
B. H2O.
C. NaCl.
D. CO.
Câu 6. Số nguyên tử có trong phân tử MgCO3 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O3 là
A. V.
B. IV.
C. I.
D. III.
Câu 8. Hoàn thành nhận định sau: “Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng …”.
A. góp chung proton.
B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D. góp chung electron.
Câu 9. Từ đồ thị quãng đường - thời gian, ta xác định được thông tin nào sau đây?
A. Tốc độ chuyển động.
B. Thời gian chuyển động.
C. Quãng đường chuyển động.
D. Cả A, B và C.
Câu 10. Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ?
A. 7 h 30 min.
B. 7 h 15 min.
C. 7 h 18 min.
D. 7 h 45 min.
Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.
B. Cổng quang điện.
C. Đồng hồ bấm giây.
D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
Câu 12. Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
A. Màng loa trong điện thoại.
B. Bạn Hà.
C. Màn hình của điện thoại.
D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.
Câu 13. Tiếng đàn không thể truyền được trong
A. khí neon.
B. tường.
C. chuông đã hút chân không.
D. dung dịch nước đường.
Câu 14. Ta nghe được âm càng to khi
A. tần số âm càng lớn.
B. tần số âm càng nhỏ.
C. biên độ âm càng lớn.
D. biên độ âm càng nhỏ.
Hướng dẫn giải
Câu 15. Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chùm sáng phân kì?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Câu 16. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
A. i’ = 300.
B. i’ = 400.
C. i’ = 600.
D. i’ = 450.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài (1 điểm): Nguyên tử carbon có 6 proton.
a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử carbon?
b) Biết hạt nhân nguyên tử carbon có 6 neutron, tính khối lượng nguyên tử của carbon theo đơn vị amu.
Bài 2 (2 điểm):
a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28.
Bài 3 (3 điểm):
a. Một vật chuyển động với đồ thị quãng đường - thời gian như sau. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:
b. Trong 20 s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
c. Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó.
Hướng dẫn giải
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Đáp án đúng là: B
Trong nguyên tử, hạt không mang điện là neutron.
Câu 2.
Đáp án đúng là A.
Chlorine có kí hiệu hoá học là Cl.
Câu 3.
Đáp án đúng là: B.
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải.
Câu 4.
Đáp án đúng là: A.
Khối lượng phân tử của carbon dioxide là 12.1 + 16.2 = 44 (amu).
Câu 5.
Đáp án đúng là: C
Hợp chất ion là: NaCl
Câu 6.
Đáp án đúng là: C.
Phân tử MgCO3 có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.
Số nguyên tử là 1 + 1 + 3 = 5.
Câu 7.
Đáp án đúng là: D
Hoá trị của oxygen là II, đặt hóa trị của N là a.
Theo quy tắc hóa trị ta có:
2.a = 3.II ⇒ a = III.
Câu 8.
Đáp án đúng là: D
Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng góp chung electron.
Câu 9.
Đáp án đúng là: D
Từ đồ thị quãng đường - thời gian ta xác định được:
+ Tốc độ chuyển động.
+ Quãng đường chuyển động.
+ Thời gian chuyển động.
Câu 10.
Đáp án đúng là: C
Thời gian bạn Hà đi từ nhà đến trường là:
t=sv=1,55=0,3(h)=18(min)
Thời điểm bạn Lan đến trường là: 7h + 18min = 7h18min
Câu 11.
Đáp án đúng là: D
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ.
Câu 12.
Đáp án đúng là: A
Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm là mang loa trong điện thoại dao động.
Câu 13.
Đáp án đúng là: C
Tiếng đàn sáo không thể truyền được trong chuông đã hút chân không.
Câu 14.
Đáp án đúng là: C
Ta nghe được âm càng to khi biên độ âm càng lớn.
Câu 15.
Đáp án đúng: C
A - chùm sáng song song
B - chùm sáng hội tụ
D - tia sáng
Câu 16.
Đáp án đúng: A
Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ nên khi
i = 300 thì i’ = 300.
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a) Số electron = số proton ⇒ Nguyên tử carbon có 3 electron.
b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.
Khối lượng nguyên tử carbon là: 6 + 6 = 12 (amu).
Bài 2:
a) Lập công thức hóa học của hợp chất:
Đặt công thức hóa học của hợp chất: SixOy.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
x.IV = y.II⇒xy=IIIV=12
Chọn x = 1 và y = 2.
Công thức hóa học của hợp chất là: SiO2.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố:
Khối lượng phân tử SiO2: 28 + 16.2 = 60 (amu).
Phần trăm khối lượng Si trong SiO2 là:
2860.100%=46,67%
Phần trăm khối lượng O trong SiO2 là:
100% - 46,67% = 53,33%
Bài 3:
a. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:v=st=5020=10040=2,5(m/s)
b. Tần số dao động của lá thép là: 5000 : 20 = 250 Hz.
c. Do khoảng cách giữa người và gương ra xa 1,2 m nên khoảng cách từ ảnh đến gương ra xa 1,2 m.
Vậy ảnh của người đó ra xa người đó một khoảng 2,4 m.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 2: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Câu 3: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì
A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.
Câu 4: Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào?
A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
Câu 5: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 6: Mô phân sinh bên có vai trò
A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.
Câu 7: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Sự tăng kích thước của cành.
B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá.
D. Cây ra hoa.
Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D.Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
Câu 9: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
Câu 10: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là
A. mức nhiệt cao nhất và sinh vật có thể chịu đựng.
B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.
Câu 11: Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì
A. quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.
Câu 12: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL.
Câu 13: Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để
A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.
Câu 14: Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật
A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.
C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.
D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn?
A. Biện pháp chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính giúp cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
B. Có thể sử dụng các chất kích thích nhân tạo thích hợp để kích thích tăng chiều cao cây.
C. Có thể sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
D. Khuyến khích sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng nhưng cần hạn chế sử dụng cho vật nuôi.
Câu 16: Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì
A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.
B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.
D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.
Câu 2 (2 điểm): Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 3 (2 điểm):
a) (1,5 điểm) Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
b) (0,5 điểm) Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35 - 40oC?
Hướng dẫn giải đề số 3
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. A
2. D
3. B
4. A
5. D
6. C
7. A
8. D
9. A
10. B
11. A
12. A
13. B
14. B
15. D
16. B
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đưa cực Bắc một nam châm còn phân biệt rõ được cực Bắc - Nam lại gần một nam châm trên, đầu nào hút cực Bắc của nam châm mới thì đó là cực Nam của nam châm cũ và ngược lại.
Câu 2: (2 điểm)
- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
Câu 3: (2 điểm)
a)
b) Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm từ 35 - 40oC nhằm mục đích cung cấp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho hạt, giúp tăng quá trình hô hấp tế bào của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Nam châm có tác dụng gì?
A. Xác định phương hướng.
B. Hút các vật liệu từ.
C. Đẩy hoặc hút các nam châm khác.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Khi ta sử dụng la bàn để xác định phương hướng thì kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí vì
A. kim là bàn chỉ không chính xác.
B. kim la bàn còn chịu tác dụng của từ trường khác.
C. trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
D. trục từ và trục quay của Trái Đất trùng nhau.
Câu 3: Ta có thể giảm từ trường của nam châm điện bằng cách nào hiệu quả nhất?
A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
Câu 4: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
Câu 5: Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó
A. chồi được mọc ra từ cơ thể mẹ.
B. mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới.
C. tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.
D. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Câu 6: Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. sinh sản sinh dưỡng và nảy chồi.
C. sinh sản bào tử và phân mảnh.
D. nảy chồi và phân mảnh.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sinh sản vô tính ở sinh vật?
A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ).
B. Từ một cơ thể mẹ ban đầu tiến hàn sinh sản vô tính luôn tạo ra hai cơ thể con mới.
C. Sinh sản vô tính xuất hiện ở nhiều nhóm sinh vật như: vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
D. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành từ các cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 8: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con rơi xuống đất rồi phát triển thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là
A. sinh sản sinh dưỡng.
B. nảy chồi.
C. phân đôi.
D. sinh sản bằng bào tử.
Câu 9: Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là
A. thụ tinh.
B. thụ phấn.
C. hình thành quả.
D. hình thành hạt.
Câu 10: Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với
A. loài đẻ trứng.
B. loài đẻ con.
C. loài đẻ trứng và loài đẻ con.
D. loài sinh sản nảy chồi.
Câu 11: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở sinh vật?
A. Ở thực vật, noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt.
B. Ở động vật, các loài có hình thức thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn.
C. Ở động vật, phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với động vật đẻ trứng và đẻ con.
D. Ở thực vật, nếu không xảy ra thụ tinh, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả không hạt.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quả?
A. Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả.
B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.
D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành.
Câu 13: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây có thể thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?
A. Thay đổi yếu tố môi trường.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi.
D. Sử dụng hormone.
Câu 14: Cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể là
A. các hoạt động lấy nước và chất dinh dưỡng.
B. các hoạt động lấy oxygen và carbon dioxide.
C. các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.
D. các hoạt động sống ở cấp độ cơ quan.
Câu 15: Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì
A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
Câu 16: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.
C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.
D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Tại sao người ta chọn sắt non làm lõi của nam châm điện?
Bài 2 (2 điểm): Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Bài 3 (2 điểm): Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Hướng dẫn giải đề số 3
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Lõi của nam châm điện làm bằng sắt non vì ta có thể làm mất từ tính của nam châm điện dễ dàng do khi không có dòng điện chạy qua, sắt non mất hết từ tính.
Bài 2: (2 điểm)
Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
- Nảy chồi là hình thức sinh sản trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới hoặc vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn gồm nhiều cá thể. Ví dụ: thủy tức, san hô,…
- Phân mảnh là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh. Ví dụ: Giun dẹp, sao biển,…
- Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. Ví dụ: ong, kiến, rệp,…
Bài 3: (2 điểm)
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành con non.
- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non.
- Cơ thể con chỉ nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ → Các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ.
- Cơ thể con nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ và cơ thể bố → Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ.
- Các cơ thể con thích nghi với điều kiện sống ổn định, ít thay đổi.
- Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền.
Xem thử
Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Mục lục Bộ Đề thi Toán 7
Bộ Đề thi Ngữ văn 7
Bộ Đề thi Tiếng Anh 7
Bộ Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7
Bộ Đề thi GDCD 7
Bộ Đề thi Tin học 7
Bộ Đề thi Công nghệ 7
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/khtn-7-ket-noi-tri-thuc-a63084.html