Thục quỳ (mãn đình hồng): Vị thuốc quý với nhiều công dụng

Cây thục quỳ hay còn gọi là mãn đình hồng, là một dược liệu được sử dụng rộng rãi từ lâu. Thục quỳ có trong các bài thuốc chữa bệnh về hô hấp, bệnh do virus và sỏi thận. Tại Việt Nam, loài thực vật này được trồng nhiều ở vùng cao như Đà Lạt và một số tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nội,…

Cùng tìm hiểu những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và các bài thuốc chứa dược liệu thục quỳ qua bài viết sau đây.

Giới thiệu chung về thục quỳ

1. Tên gọi

Thục quỳ - hay còn gọi là mãn đình hồng, có tên khoa học là Alcea rosea (L.) thuộc họ Bông (Malvaceae). Hoa thục quỳ rất đẹp nên được trồng nhiều trong vườn nhà, công viên với mục đích trang trí. Bên cạnh đó, đây cũng là một dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời.

2. Đặc điểm sinh thái

Thục quỳ là loại cây thân thảo thu hoạch 2 năm một lần, thân mọc thẳng đứng có thể cao tới 2m. Lá mọc so le, hình tim với phiến lá lớn, xẻ khoảng 5 - 7 thùy. Chiều rộng lá có thể lên tới 30cm, mặt trên của lá có lông mềm. Hoa mãn đình hồng có màu tím, đỏ, hồng, vàng và đôi khi có màu pha trắng. Hoa thường mọc thành cụm ở ngọn cây, cuống ngắn và to. Hoa thường có kích thước lớn 10 - 15 cm với các cánh hoa xếp sát nhau và xòe ở phần đầu. Quả hình đĩa nằm trong đài, chứa 15-20 hạt nhỏ màu nâu đen, hình bầu dục, dẹt.

Thục quỳ mọc ở vùng ôn đới hoặc khu vực cao nguyên của vùng nhiệt đới, thích hợp với điều kiện thời tiết mát mẻ và nhiều ánh nắng. Chúng có nguồn gốc từ ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Ấn Độ, di thực vào Châu Âu từ thế kỉ 15. Ở Việt Nam, các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang và cao nguyên Lâm Đồng là những khu vực trồng nhiều dược liệu này. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 15 loài thục quỳ, ở Việt Nam chỉ tìm thấy một loại duy nhất.

hoa thục quỳ

Cách dùng và thành phần hóa học

1. Bộ phận dùng, tác dụng và cách dùng thục quỳ

Cả hoa, lá, thân, rễ và hạt thục quỳ đều có thể sử dụng làm thuốc.

Hoa được thu hái vào cuối vụ khi hoa nở rộ và to, phơi khô trong bóng râm. Rễ sau khi thu hoạch vào mùa thu đông sẽ được rửa sạch và phơi khô. Lá cây có thể thu hái quanh năm nhưng thường thu hoạch nhiều vào mùa xuân, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Còn đối với hạt thì thường được hái vào mùa hè, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Để bảo quản, dược liệu khô sẽ được đóng kín riêng từng túi hoặc cho vào từng lọ thủy tinh khác nhau. Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp, hơi ẩm và nấm mốc.

2. Thành phần hóa học

2.1. Hoa

Hoa thục quỳ chứa chất nhầy, tinh bột, flavonoid và tanin. Thành phần chất nhầy bao gồm acid glucuronic, acid galacturonic, rhamnose, galactose, pectin. Hoa còn chứa lượng lớn nhóm chất oxy hóa nhóm flavonoid như altheanin, kaempferol, quercetin và anthocyanin (althaein, peonidin, delphinidin, malvidin).

Mỗi giống hoa có màu sắc khác nhau chứa thành phần hóa học khác nhau:

2.2. Hạt

Hạt chứa tinh bột, dầu thô và protein. Dầu hạt thục quỳ là nguồn giàu acid ricinoleic. Ngoài ra còn chứa một vài acid béo khác như myristic, palmitic, stearic và oleic. Bên cạnh đó, hạt thục quỳ còn chứa lượng nhỏ rượu isobutyl, limonene, phellandrene, p-tolualdehyde, citral, terpineol, p-sitosterol và đường đơn như glucose, mannose và lactose.

2.3. Rễ

Rễ cây thục quỳ có chứa các hoạt chất như pentosan, methyl pentosan, acid uronic, chất nhầy (rhamnoglucouronan, galacturonorhamnans, arabinans, glucans, arabinogalactans), flavonoid glycoside (kaempferol, quercetin), coumarin, acid caffeic, canxi oxalat, chất béo, sterol và các acid amin.

2.4. Bộ phận khác

Quả và lá chứa rượu bậc một, cyclohexanol, limonene, phellandrene và β-sitosterol bên cạnh sucrose, glucose, galactose, mannose. Lá cũng chứa p-tolualdehyde và α-terpenyl acetate. Thân chứa polysaccharide và dioxane lignin.

Tác dụng của thục quỳ

1. Tác dụng của thục quỳ theo đông y

Theo Đông y, mỗi bộ phận của cây hoa mãn đình hồng có tính vị quy kinh và tác dụng như sau:

Thục quỳ được dùng chữa ho, viêm họng, viêm đường hô hấp, các bệnh do virus như mụn rộp, giời leo, sởi, thủy đậu, khó tiêu, đại tiểu tiện không thông, thủy thũng, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư, thấp khớp.

2. Tác dụng của thục quỳ theo các nghiên cứu hiện đại

hạt thục quỳ

Nhiều nghiên cứu ở mức độ tế bào và trên động vật cũng cho thấy nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý từ cây mãn đình hồng:

3. Thục quỳ dùng chữa bệnh gì?

Tất cả các bộ phận của thục quỳ đều được sử dụng trong y học dân gian:

Một số bài thuốc có chứa thục quỳ

bài thuốc thục quỳ

1. Bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp

2. Bài thuốc chữa bệnh thận - tiết niệu

3. Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa

4. Bài thuốc khác

Một số lưu ý khi sử dụng thục quỳ

Thục quỳ (mãn đình hồng) có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Bài thuốc chứa thục quỳ có thể chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, sỏi thận niệu… Tuy nhiên, một số đối tượng như người bệnh tiểu đường, người chuẩn bị hoặc mới sau phẫu thuật, phụ nữ có thai… cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/hoa-man-dinh-a63605.html