Ngược dòng lịch sử với nơi lưu giữ nét đẹp hoài cổ Việt Phủ Thành Chương

Là một người yêu thích sự cổ kính và nét đẹp văn hoá của Việt Nam, Hoàng Hiếu (24 tuổi, đến từ Nam Định) đã dành thời gian tìm hiểu và quyết định ghé thăm Việt Phủ Thành Chương - nơi lưu giữ những dấu ấn của cha ông ta từ thời xa xưa.

Việt Phủ Thành Chương thuộc địa phận hồ Kèo Cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Nơi đây đưa du khách tìm về chốn thanh tịnh, yên bình của làng quê Việt Nam những năm 90. Dường như khi đến đây, du khách sẽ có dịp quay ngược về tuổi thơ, tìm đến chốn yên bình để quên đi những lo âu, bộn bề của cuộc sống.

Việt Phủ Thành Chương thuộc địa phận hồ Kèo Cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Việt Phủ Thành Chương thuộc địa phận hồ Kèo Cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Kiến trúc mang đậm dấu ấn hoài cổ

Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương - con trai nhà văn Kim Lân. Họa sĩ Thành Chương đã sưu tầm những nét đẹp văn hóa lịch sử từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… và việt phủ này chính là tác phẩm mà ông muốn thông qua nó để tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc truyền thống. Phải mất ba năm sau đó mới có thể hoàn thành, trên mỗi phiến đá hay mái ngói đều mang theo ý nghĩa và giá trị riêng.

Nằm trên mảnh đất với diện tích hơn 8.000 hecta, nơi đây được xem như một công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam. Việt Phủ Thành Chương sở hữu 30 công trình kiến trúc dáng dấp lịch sử thế kỷ trước. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong…

Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương - con trai nhà văn Kim Lân.

Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương - con trai nhà văn Kim Lân.

Việt phủ không chỉ gợi nhớ về cội nguồn lịch sử mà còn “thấm đẫm” nét đẹp mộc mạc, giản dị đầy trầm tĩnh của người dân Việt Nam xưa. Nơi đây tập hợp tất cả kiến trúc nhỏ liên quan như tháp, bàn cờ, hồ sen, nhà hát, phòng tranh…

Đi sâu vào trong là ngôi nhà lợp bằng cói rối 200 tuổi của dân tộc Mường, ngôi nhà cung đình Huế có tuổi đời 300 năm hay ngôi nhà gỗ lim đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, ngôi nhà tranh vách gắn liền với lịch sử hào hùng từ Nam ra Bắc của dân tộc Việt Nam nổi bật làm đắm say lòng người ngay từ phút giây đầu tiên.

Việt phủ không chỉ gợi về cội nguồn lịch sử mà còn “thấm đẫm” nét đẹp mộc mạc, giản dị đầy trầm tĩnh của người dân Việt Nam xưa.

Việt phủ không chỉ gợi về cội nguồn lịch sử mà còn “thấm đẫm” nét đẹp mộc mạc, giản dị đầy trầm tĩnh của người dân Việt Nam xưa.

Nơi đây tập hợp tất cả kiến trúc nhỏ liên quan như tháp, bàn cờ, hồ sen, nhà hát, phòng tranh…

Nơi đây tập hợp tất cả kiến trúc nhỏ liên quan như tháp, bàn cờ, hồ sen, nhà hát, phòng tranh…

Theo Hoàng Hiếu, ngay khi đặt chân tới đây, anh như lạc vào một không gian xanh bởi bao quanh quần thể này là rất nhiều cây cối mát mẻ đem lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Bạn có thể bắt gặp đầm sen nhỏ ẩn nấp giữa những lùm cây bao quang phủ hay mặt hồ trong xanh, thấp thoáng bóng dáng những chú cá với bông sen hồng khoe sắc tỏa ngào ngạt hương thơm.

“Điều làm mình ấn tượng nhất là hồ sen có những đàn cá vàng, ngắm nhìn hình ảnh chú cá bơi khiến tâm hồn bình yên đến lạ. Kỷ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là việc đi dạo quanh việt phủ làm mình cảm thấy chữa lành tâm hồn và thời gian như trôi chậm lại khác biệt với những thứ ồn ào, tấp nập của thành phố”, Hoàng Hiếu tâm sự.

Empty
Bạn có thể bắt gặp đầm sen nhỏ ẩn nấp giữa những lùm cây bao quang phủ hay mặt hồ trong xanh, thấp thoáng bóng dáng những chú cá với bông sen hồng khoe sắc tỏa ngào ngạt hương thơm.

Bạn có thể bắt gặp đầm sen nhỏ ẩn nấp giữa những lùm cây bao quang phủ hay mặt hồ trong xanh, thấp thoáng bóng dáng những chú cá với bông sen hồng khoe sắc tỏa ngào ngạt hương thơm.

Nằm trong khuôn viên Việt Phủ Thành Chương là nhà hàng mang đến những món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc. Thực khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã đầy kì công trong không gian nhà hàng bài trí giữa gam màu cổ điển trầm ấm. Sau khi nghỉ ngơi ăn uống, các bạn có thể mua một vài món đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm hoặc ghé qua nhà hát Long Đình thưởng thức các tiết mục múa rối nước do nghệ nhân dàn dựng.

Du khách có thể mua một vài món đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm hoặc ghé qua nhà hát Long Đình thưởng thức các tiết mục múa rối nước do nghệ nhân dàn dựng.

Du khách có thể mua một vài món đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm hoặc ghé qua nhà hát Long Đình thưởng thức các tiết mục múa rối nước do nghệ nhân dàn dựng.

Một số lưu ý khi tham quan Việt Phủ Thành Chương

Thời gian

Địa điểm mở cửa từ 9-17 giờ, do đó du khách cần chú ý thời gian để có thể tận hưởng được hết vẻ đẹp, tìm hiểu về lịch sử cũng như các kiến trúc ấn tượng của nơi đây.

Địa điểm mở cửa từ 9-17 giờ, do đó du khách cần chú ý thời gian để có thể tận hưởng được hết vẻ đẹp, tìm hiểu về lịch sử cũng như các kiến trúc ấn tượng của nơi đây.

Địa điểm mở cửa từ 9-17 giờ, do đó du khách cần chú ý thời gian để có thể tận hưởng được hết vẻ đẹp, tìm hiểu về lịch sử cũng như các kiến trúc ấn tượng của nơi đây.

Di chuyển

Hoàng Hiếu chia sẻ, để tới Việt Phủ Thành Chương có nhiều hình thức di chuyển như xe máy, xe bus, ô tô… Với những bạn nào đi xe bus thì có thể đi xe 07 từ Cầu Giấy đến bến KCN Bắc Thăng Long hoặc Mê Linh Plaza sau đó di chuyển sang xe 64 đến bến xóm núi 1 và đi bộ vào. Còn nếu muốn trải nghiệm phượt bằng xe máy thì có thể đi theo hướng cao tốc Thăng Long - Nội Bài, sau đó tiếp tục đi hướng quốc lộ 2 theo hướng Vĩnh Yên.

Trang phục

Là một địa điểm cổ kính, do đó, trang phục truyền thống như áo dài hay việt phục chính là sự lựa chọn hoàn hảo của các tín đồ sống ảo. Hoàng Hiếu gợi ý các bạn có thể tham khảo một số toạ độ chụp ảnh như cổng chào, mái hiên, bậc thềm, ao sen, các ngôi nhà cổ và đình ở giữa ao…

Nơi đây đưa du khách tìm về chốn thanh tịnh, yên bình của làng quê Việt Nam những năm 90.

Nơi đây đưa du khách tìm về chốn thanh tịnh, yên bình của làng quê Việt Nam những năm 90.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/viet-phu-thanh-chuong-cua-ai-a63788.html