Phân biệt PR và quảng cáo trong marketing

Quảng cáo và PR là hai hình thức thường được sử dụng song song trong các chiến dịch tiếp thị. Vì có nhiều điểm tương đồng nên có khá nhiều người đã nhầm lẫn giữa quảng cáo và PR. Bởi vậy, Ms Uptalent muốn dùng bài viết này để giúp bạn đọc hiểu rõ PR là gì cũng như có thể phân biệt PR và quảng cáo trong marketing. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé. MỤC LỤC 1- Khái niệm Quảng cáo & PR 1.1- Quảng cáo là gì? 1.2- PR là gì? 2- Vai trò của PR trong truyền thông marketing 3- Sự khác nhau giữa PR và quảng cáo 4- Vậy khi nào thì cần dùng đến PR và quảng cáo? Việc làm Marketing Xem thêm >>>> Việc làm Marketing lương cao hấp dẫn

1- Khái niệm Quảng cáo, PR

1.1- Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hình thức truyền thông một chiều có trả phí. Mục tiêu của việc quảng cáo là thu hút sự chú ý của công chúng đối với các sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc bất kỳ thứ nào khác.

Trong khi đó, các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo qua các phương tiện truyền thông khác nhau để thông báo, tạo sự ảnh hưởng và thúc đẩy nhóm đối tượng mục tiêu phản hồi theo như mong muốn của họ.

Việc quảng cáo có thể thực hiện qua báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, bảng quảng cáo, tờ rơi, đặt bảng biểu ngữ quảng cáo trên internet,… Trong quá trình quảng cáo, người thực hiện có quyền kiểm soát độc quyền đối với tất cả các nội dung, cách thức và thời điểm quảng cáo.

Ngày nay quảng cáo được xem là một công cụ tiếp thị hiệu quả. Nó vô cùng phổ biến và xuất hiện khắp nơi trong đời sống của chúng ta. Nói chung quảng cáo sẽ còn tiếp tục đến khi nhà quảng cáo còn ngân sách. pr là gì >>> Tìm hiểu về nghề PR - ngành quan hệ công chúng

1.2- Khái niệm PR

PR hay còn được gọi là “Quan hệ công chúng” là một công cụ giao tiếp chiến lược của các doanh nghiệp. PR sử dụng các kênh truyền thông khác nhau để tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực giữa công ty và các đối tượng công chúng khác nhau.

Bản chất của PR là một hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh hoặc danh tiếng tốt đẹp cho doanh nghiệp trong lòng công chúng. Bằng cách kể những câu chuyện hoặc các bài báo nổi bật trên các phương tiện báo chí, truyền hình mà các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được giới thiệu đến công chúng.

Các hoạt động PR hướng đến việc tạo dựng sự tin tưởng giữa thương hiệu và khách hàng. Qua đó xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa hai bên.

Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động PR chủ yếu qua việc tiếp xúc và đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông. Với PR doanh nghiệp có thể không phải trả phí. Thay vào đó các sản phẩm và tên tuổi của doanh nghiệp sẽ được PR bởi sự “thiện chí”, truyền miệng, các bài phát biểu, thông cáo, tin tức,…

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong khái niệm quảng cáo là gì, PR là gì. Tiếp theo đây Uptalent sẽ giúp bạn tìm hiểu xem vai trò của PR là gì trong truyền thông marketing.

2- Vai trò của PR trong truyền thông marketing

tìm hiểu pr là gì >>> PR Manager là gì? Nhiệm vụ, vai trò của PR Manager? Vai trò chính của PR trong truyền thông marketing là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp về sản phẩm, công ty đến khách hàng cũng như các nhóm đối tượng công chúng khác của họ.

Khi các thông điệp này được truyền đi, các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dần đi vào tâm trí khách hàng và khiến khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu giữa vô số những thương hiệu khác.

Về cơ bản PR giữ các vai trò quan trọng sau:

Thứ nhất, hỗ trợ SEO

Bạn nên biết một link được dẫn từ bài PR trên các trang báo có uy tín có giá trị bằng cả ngàn backlink trên các trang khác gộp lại. Đối với người làm SEO, backlink từ các trang báo luôn có độ uy tín cao nhất.

Hơn nữa, chèn link sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên bài PR còn giúp gia tăng lượng traffic lớn cho website của doanh nghiệp. Nhờ vậy có thể gia tăng cơ hội bán hàng và quảng cáo sản phẩm cũng như thương hiệu.

Thứ hai, gia tăng mức độ uy tín cho thương hiệu

Các bài viết trên những trang báo hay trang tin không chính thống không thể bằng những bài PR trên các trang báo lớn, có tên tuổi. Khi đăng bài trên các trang báo uy tín, các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp cũng trở nên đáng tin hơn và hấp dẫn hơn trong mắt công chúng. Từ đó thúc đẩy họ khát khao sở hữu sản phẩm.

Mặt khác các bài PR không chỉ có giá trị nhất thời. Trên thực tế nó còn giúp doanh nghiệp định hướng thông tin người tiêu dùng.

Tức là những bài PR như vậy sẽ trở thành công cụ hữu ích cung cấp các thông tin cho khách hàng muốn tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời còn góp phần thúc đẩy họ mua hàng.

Thứ ba, truyền tải các chương trình khuyến mại

PR là một hình thức bạn nên cân nhắc khi muốn ra mắt sản phẩm mới hoặc một chương trình khuyến mãi nào đó.

Mặc dù bạn có thể phát tờ rơi, thực hiện email marketing, chạy quảng cáo Facebook,… để thu hút người tiêu dùng. Nhưng chắc chắn bạn không nên bỏ qua PR khi triển khai các chiến dịch marketing của mình.

Nguyên nhân là vì với PR bạn có thể định hướng khách hàng mục tiêu nhanh chóng và chính xác nhất.

3- Sự khác nhau giữa PR và quảng cáo

Khi tìm hiểu quảng cáo và PR là gì bạn sẽ thấy hai hình thức này đều là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá hàng hóa, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp đến công chúng mục tiêu. Từ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng các ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng công chúng, cũng như củng cố niềm tin và thúc đẩy các hành động có lợi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nhầm lẫn giữa quảng cáo và PR. Bởi chúng là những hình thức truyền thông hoàn toàn khác nhau. quảng cáo và pr khác gì nhau >>> Telesales là gì? Mô tả công việc của một Telesales

Bạn có thể dựa trên những điểm khác nhau giữa quảng cáo và PR sau đây để phân biệt được hai hình thức này:

3.1- Các hoạt động chính

PR bao gồm các hoạt động: thông cáo báo chí, sự kiện kinh doanh, các buổi talkshow, trò chuyện, quan hệ truyền thông, tài trợ và hợp tác trong các dự án, sự kiện.

Quảng cáo bao gồm các hoạt động: quảng cáo trên truyền hình, radio, email marketing, bảng hiệu quảng cáo, quảng cáo trên social media.

3.2- Đối tượng tiếp cận

Đối tượng tiếp cận của quảng cáo là khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu nhằm biến họ từ không có nhu cầu thành có nhu cầu và thúc đẩy người có nhu cầu với sản phẩm ra quyết định mua hàng.

Còn đối tượng tiếp cận của PR là các cơ quan báo chí, truyền thông, cơ quan chính phủ, cổ đông, nhà đầu tư và các bên khác. Tức là đối tượng PR tiếp cận có thể không phải là người trực tiếp mua sản phẩm.

3.3- Tính sáng tạo

Đối với hình thức quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền nên họ có thể tuỳ ý sáng tạo các nội dung, hình ảnh được đăng lên. Sau đó các nội dung này sẽ được đăng tải nguyên bản lên các phương tiện truyền thông.

Với PR, các đơn vị báo chí có thể không đưa các nội dung của bạn lên trang báo của họ nếu họ cảm thấy không phù hợp. Hơn nữa, họ cũng có quyền chỉnh sửa rất lớn với các nội dung của bạn.

3.4- Chi phí

Với quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí nhất định phụ thuộc vào hình thức quảng cáo đã chọn. Đổi lại họ có thể nắm bắt chính xác thời gian phát sóng hay xuất bản.

Trong khi đó, người làm PR cần khéo léo để báo chí nhắc đến các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác PR là một hình thức không cần trả phí.

3.5- Văn phong

Trong quảng cáo văn phong được sử dụng vô cùng linh hoạt, đa dạng. Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng và mục đích quảng cáo mà người viết sẽ điều chỉnh văn phong cho phù hợp. Đôi khi có thể vui vẻ, hài hước. Nhưng có khi lại thẳng thắn, rõ ràng. Khi nói đến quảng cáo chúng ta sẽ nghĩ đến sự trực tiếp hoặc lời kêu gọi hành động ngay lập tức.

Trong khi đó, PR hướng đến việc xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu nên văn phong thường mang sự sang trọng, chuyên nghiệp. Thông thường các bài viết PR sẽ khá dài và có tính logic cao để giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm một cách tự nhiên nhất. Nói chung, các bài PR cần đáp ứng được tính nghiêm túc và chuẩn mực ở mức cao.

3.6- Hình thức kết nối

Quảng cáo là hình thức độc thoại, một chiều. Người thực hiện quảng cáo có toàn quyền kiểm soát quảng cáo về nội dung, thời gian và những gì được hiển thị.

Trong khi đó, PR là quá trình mang tính hai chiều. Với hình thức này doanh nghiệp sẽ lắng nghe và phản hồi lại với công chúng.

3.7- Độ tin cậy

Quảng cáo có độ tin cậy không lớn bằng PR. Vì quảng cáo do chính doanh nghiệp phát hành. Khi xem quảng cáo, công chúng có thể biết về quảng cáo nhưng họ vẫn có nhiều hoài nghi.

Còn với PR công ty có thể đưa ra câu chuyện của mình nhưng không có quyền kiểm soát. Các phương tiện truyền thông có thể sử dụng câu chuyện đó hoặc không. Vì được sự xác nhận từ bên thứ ba nên PR có độ tin cậy cao hơn với công chúng.

3.8- Thời gian xuất hiện

Với quảng cáo, doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động về thời gian và số lần xuất hiện. Chỉ cần trả tiền doanh nghiệp sẽ nắm chắc được thời gian và lịch trình phát sóng.

Trong khi đó, các bài PR chỉ có thể xuất hiện một lần. Bạn có thể xem ví dụ về các bài thông cáo báo chí hay giới thiệu sản phẩm để thấy rõ điều này. Nói cách khác, vòng đời của PR thường ngắn hơn quảng cáo rất nhiều.

3.9- Quyền kiểm soát

Khi thực hiện việc quảng cáo, doanh nghiệp sẽ có toàn quyền kiểm soát với quảng cáo của mình. Tức là họ có toàn quyền quyết định thời gian, nội dung và cách thức hiển thị của quảng cáo.

Còn với PR, doanh nghiệp chỉ là người đưa ra câu chuyện. Họ không có quyền kiểm soát. Các đơn vị truyền thông và đơn vị thứ ba sử dụng câu chuyện đó mới giữ quyền kiểm soát.

3.10- Bản chất

Quảng cáo là một kỹ thuật nhằm thu hút sự chú ý của công chúng với các sản phẩm, dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông.

Trong khi đó, PR là một chiến lược truyền thông nhằm xây dựng mối quan hệ win-win giữa doanh nghiệp và công chúng.

3.11- Mục tiêu

Mục tiêu của việc quảng cáo là kích thích khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và tăng cường vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Còn mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp.

Khi đọc đến đây chắc hẳn bạn đọc đã nhận ra sự khác nhau giữa quảng cáo và PR là gì rồi phải không nào. Tiếp theo đây hãy cùng Uptalent khám phá xem khi nào doanh nghiệp cần dùng đến PR và quảng cáo nhé.

4- Vậy khi nào thì cần dùng đến PR và quảng cáo?

PR và quảng cáo giữ những vai trò khác nhau đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai hình thức đều giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Vậy làm sao biết được khi nào cần dùng đến PR, khi nào cần dùng đến quảng cáo? sự khác biệt giữa quảng cáo và pr là gì >>> Telesales là gì? Các bước xây dựng một kịch bản Telesales chốt triệu đơn

Uptalent đã đúc kết được một số điểm bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định như sau.

Bạn cần thực hiện PR khi:

+ Muốn tăng độ phủ về công ty, dự án, sản phẩm: khách hàng có xu hướng chọn mua các sản phẩm họ cảm thấy quen thuộc hơn là những sản phẩm chưa nghe đến bao giờ hoặc chưa nghe đến công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm đó. Vậy nên, điều bạn cần làm là thực hiện PR để gia tăng độ phủ cho thương hiệu, sản phẩm và công ty.

+ Nâng cao uy tín và độ nhận diện thương hiệu: sự uy tín và độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp sẽ nâng cao hơn khi các bài PR của bạn xuất hiện trên các trang tin, trang báo, mạng xã hội uy tín, được nhiều người theo dõi.

+ Thay đổi các bài quảng cáo một chiều, đơn điệu: thay vì mãi loay hoay với những bảng quảng cáo, TVC,… một chiều khiến khách hàng chán nản, bạn hãy vận dụng PR để đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua các phương pháp đa dạng, tinh tế hơn. Chẳng hạn như tạo sự tương tác trên các nền tảng xã hội, phân tích case study thương hiệu, phỏng vấn nhân vật,…

Bạn cần thực hiện quảng cáo khi:

+ Nhắc nhở khách hàng cũ nhớ đến sản phẩm: theo một nghiên cứu cho thấy, 80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ khách hàng cũ và chi phí để tiếp cận họ chỉ khoảng 20%. Vậy nên đừng chỉ tìm kiếm khách hàng mới mà bỏ quên những khách hàng tiềm năng “sẵn có” này.

+ Tiếp cận thêm khách hàng mới: bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có thêm nhiều khách hàng mới. Để làm được điều này doanh nghiệp sẽ phải thực hiện quảng cáo nhiều lần để khách hàng nhớ đến thương hiệu và khi có nhu cầu họ sẽ tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Xây dựng thương hiệu: khi chạy quảng cáo, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ xuất hiện ở nhiều nơi và tiếp cận được nhiều người hơn. Bởi vậy đây cũng là cách hiệu quả để xây dựng thương hiệu.

+ Thu hút nhân tài: mặc dù điều này không quá phổ biến. Nhưng một số người có khả năng sẽ muốn làm việc tại công ty của bạn khi nhìn thấy mẫu quảng cáo của doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể là vì họ thích lĩnh vực kinh doanh hoặc phong cách làm việc của doanh nghiệp bạn.

Tóm lại, quảng cáo và PR đều là những kênh truyền thông giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin và tạo sức ảnh hưởng với công chúng. Dù quảng cáo khá tốn kém nhưng có thể tiếp cận nhanh chóng lượng lớn người tiêu dùng. Còn PR doanh nghiệp không thể kiểm soát nhưng nó miễn phí và có độ tin cậy cao. Vì thế, khi thực hiện các chiến lược marketing, bạn cần hiểu rõ quảng cáo và PR là gì và phối hợp hiệu quả hai hình thức này để mang về kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

TÌM KIẾM NHÂN SỰ CẤP CAO QUẢN LÝ DỰ ÁN

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/su-khac-nhau-giua-quang-cao-va-pr-a64174.html