Chân vòng kiềng không chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ, mà còn là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em, khiến bé cảm thấy khó chịu khi đi lại. Để hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục chân vòng kiềng như thế nào, hãy theo dõi trong bài viết sau!
Chân vòng kiềng (hay chân khuỳnh) là tình trạng một hoặc hai chân bị cong vòng ra ngoài. Khi hai chân khép lại, hai đầu gối sẽ cách xa, hai mắt cá chân bên trong chạm vào nhau và trục 2 chi dưới cong lại tạo thành hình chữ O như vòng kiềng. Ngoài ra, bạn sẽ thấy chân của trẻ trông giống như hình cánh cung khi đi lại.
Dưới đây là những nguyên nhân chân vòng kiềng giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này:
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chân vòng kiềng đó là yếu tố bẩm sinh/ sinh lý. Theo đó, do những tháng đầu đời ở tư thế chật hẹp trong tử cung nên gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Đến khi giai đoạn trẻ mới biết đi, đôi chân của trẻ phát triển không đều nên dễ xuất hiện chân vòng kiềng nhẹ. Đây là tình trạng sinh lý phát triển bình thường của trẻ và thường trở về tư thế tự nhiên theo thời gian.
Bên cạnh yếu tố bẩm sinh/ sinh lý, chân vòng kiềng còn có thể xuất phát từ các bệnh lý khác nhau. Vậy chân vòng kiềng là bệnh gì? Tìm hiểu ngay sau đây:
Bàn chân bẹt có thể góp phần gây ra dáng đi chân vòng kiềng. Theo đó, bàn chân bẹt xảy ra khi vòm chân không phát triển đầy đủ, dẫn đến lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Tình trạng này có thể làm thay đổi trọng lực phân bố trên chân khi di chuyển, từ đó gây ra áp lực không đồng đều lên các khớp và xương. Khi trẻ có bàn chân bẹt, khả năng nâng đỡ cơ thể của bàn chân giảm, dẫn đến sự lệch hướng của chân và gây ra tình trạng chân vòng kiềng.
Bàn chân bẹt cũng là một trong những nguyên nhân về bệnh lý dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng.
Tình trạng còi xương cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý gây ra dáng đi chân vòng kiềng. Còi xương là do các bé thiếu hụt vitamin D, Canxi, Phốt pho và các dưỡng chất cần thiết khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Vì thế, khi trẻ bị còi xương sẽ có xương yếu hơn bình thường và không thể chịu được trọng lượng của cơ thể trong các hoạt động hằng ngày. Điều này dẫn tới xương bị cong và gây ra tình trạng chân vòng kiềng.
Ngoài hai bệnh lý trên, chân vòng kiềng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Blount (bệnh xương chày vara). Theo đó, bệnh Blount là tình trạng ống chân của trẻ phát triển bất thường, khiến cho xương ống chân bị bẻ cong ra ngoài. Từ đó gây ra sự lệch hướng của xương, dẫn đến chân vòng kiềng. Ở trẻ dưới 2 tuổi, có thể không phân biệt bệnh Blount trẻ sơ sinh với bệnh chân vòng kiềng sinh lý. Tuy nhiên, khi trẻ 3 tuổi, tình trạng cong vòng kiềng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.
Nguyên nhân chân vòng kiềng cũng có thể là do bệnh Paget. Đây là một bệnh lý chuyển hóa thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến xấu đến quá trình liền xương, khiến cho xương được tái tạo yếu hơn bình thường. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến dáng đi chân vòng kiềng.
Loạn sản sụn (achondroplasia) hay còn gọi là bệnh lùn, là một dạng rối loạn tăng trưởng xương, dẫn đến xương không thể phát triển. Điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chân vòng kiềng.
Tình trạng rối loạn tăng trưởng xương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương một cách bình thường và dẫn đến chân vòng kiềng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân chân vòng kiềng có thể là do các yếu tố khác như:
Biết cách nhận biết chân vòng kiềng không chỉ giúp trẻ có cơ hội cải thiện tình trạng mà còn hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương tốt nhất. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình về tình trạng chân vòng kiềng mà bạn nên biết:
Khi trẻ bị chân vòng kiềng thường hay đi khập khiễng và vấp ngã.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tình trạng chân vòng kiềng thường không gây đau hay ảnh hưởng đến khả năng bò, đi hoặc chạy. Nếu chân trẻ chỉ bị cong nhẹ thì không ảnh hưởng nhiều khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bị nặng và trì hoãn điều trị, tác hại của chân vòng kiềng sẽ gây các biến chứng như:
Nếu nghi ngờ chân vòng kiềng ở trẻ em, phụ huynh có thể thực hiện một vài cách để kiểm tra như sau:
Theo đó, nếu chân chỉ hơi cong ra phía ngoài, khoảng cách giữa hai đầu gối nhỏ hơn 10cm. Điều này có nghĩa là bé vẫn đang phát triển tốt, phụ huynh không cần quá lo lắng và theo dõi sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, nếu khoảng cách này lớn hơn 10cm hoặc khi trẻ biết đi rồi mà cổ chân còn cong 45 độ so với mặt sàn, đầu gối hướng ra ngoài cộng với dấu hiệu của bàn chân bẹt khiến trẻ đi khập khiễng, đau nhức khó chịu. Đây có thể là biểu hiện chân vòng kiềng ở trẻ em, phụ huynh nên sớm đưa đến bác sĩ thăm khám.
Để có thể can thiệp và tìm cách khắc phục chân vòng kiềng sớm, thì việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Theo đó, đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bác sĩ sẽ quan sát tình trạng cong ở chân trẻ và theo dõi sự điều chỉnh ở chân khi bé lớn hơn cũng như khả năng di chuyển ở trẻ. Đến khi trẻ lớn hơn 2 tuổi, nếu tình trạng không cải thiện, bác sĩ sẽ lấy số đo các vòng chân và quan sát bước đi của bệnh nhi. Cách này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra mức độ nghiêm trọng và nguy cơ bệnh tật.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể yêu cầu chụp X-quang hay xét nghiệm máu để chẩn đoán và dễ dàng phát hiện những bất thường ở chân và khớp gối hơn.
Các loại chân vòng kiềng có chữa được không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra là do sinh lý hay bệnh lý. Cụ thể:
Trường hợp chân vòng kiềng ở trẻ em do các nguyên nhân bẩm sinh/ sinh lý thường sẽ tự hết mà không cần biện pháp can thiệp. Theo sự phát triển sinh lý cơ thể, trục chân sẽ điều chỉnh lại bình thường sau khi bé biết đi. Do đó, bố mẹ nên theo dõi thường xuyên và tái khám mỗi 6 tháng để kiểm tra sự cải thiện về mức độ cong của chân trẻ.
Trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng bệnh lý sẽ tùy thuộc vào loại bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị thích hợp. Thông thường cách chữa chân vòng kiềng sẽ có các phương pháp chính bao gồm: Đeo nẹp, dùng thuốc (cho bệnh còi xương), chỉnh sửa bằng phẫu thuật (chỉ khi không thể cải thiện bằng các phương pháp bảo tồn).
Tại ACC cung cấp phương pháp điều trị chân vòng kiềng không phẫu thuật. Nếu chân cong do bàn chân bẹt thì sẽ mang đế giày chỉnh hình được đóng theo tình trạng bẹt của chân sau khi đã được quét lòng bàn chân bởi máy Cad - Cam đến từ Thụy Sĩ. Sau đó trẻ sẽ được phân tích lại dáng đi trên máy treadmill sau khi đã mang đế. Ngoài ra còn kết hợp với vật lý trị liệu chân vòng kiềng và thiết bị đặc biệt để đẩy khớp gối vào trong và rèn luyện cơ chân để chân có tư thế đúng. Nếu trường hợp trẻ bị cong chân do còi xương, thiếu chất thì nên bổ sung những chất như vitamin D và canxi vào chế độ ăn.
Đế giày chỉnh hình bàn chân bẹt được ACC thiết kế từ công nghệ Cad-Cam, với chất lượng tốt và độ bền cao.
Hơn nữa, bạn hoàn toàn an tâm cho trẻ điều trị tại ACC bởi:
Bác sĩ ACC hoặc đội ngũ chuyên gia sẽ luôn theo sát quá trình luyện tập giúp hỗ trợ chữa chân vòng kiềng cho trẻ nhanh chóng.
>> Liên hệ ACC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình điều trị chân vòng kiềng cho con với những phương pháp nhẹ nhàng, an toàn mà hiệu quả!
Song song điều trị theo phác đồ của bác sĩ, phụ huynh cũng lưu ý:
Việc ngăn ngừa tình trạng chân vòng kiềng từ sớm giúp trẻ phát triển xương khớp khỏe mạnh và cân đối. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa mà phụ huynh có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc phải tình trạng này:
Để ngăn ngừa chân vòng kiềng, phụ huynh nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho con và chỉ tập bé bước đi khi xương đã dần cứng cáp.
Trong quá trình tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách khắc phục chân vòng kiềng, nhiều người còn có các thắc mắc sau:
Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tình trạng trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng hiếm khi nghiêm trọng và sẽ hết khi trẻ được 18 tháng tuổi. Ngoài ra, chân vòng kiềng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành.
Trong số các loại chân vòng kiềng hiện được chia thành hai nhóm chính là chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý. Đối với chân vòng kiềng sinh lý, theo thời gian sẽ tự điều chỉnh mà không cần cần sự can thiệp (thường đến 2 tuổi). Còn chân vòng kiềng bệnh lý thường do các nguyên nhân như bàn chân bẹt, còi xương, bệnh Blount,…
Chân vòng kiềng sinh lý sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị cong chân do bệnh lý thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao.
Bạn có thể cải thiện chân vòng kiềng tại nhà bằng một số bài tập như Toes-In Squat, Figure Four Stretch,… Cụ thể, bài tập Toes-In Squat sẽ tác động vào cơ đùi trong nhiều hơn cơ đùi ngoài. Từ đó tăng cường các cơ giúp kéo đầu gối về phía trung tâm hiệu quả. Để thực hiện bài tập chân vòng kiềng này, bạn hãy làm theo các hướng dẫn sau:
Bạn đừng quên tích cực thực hiện một số bài tập để cải thiện tình trạng chân vòng kiềng tại nhà.
Lưu ý, nếu bạn bị đau cẳng chân thì có thể lựa chọn các bài tập chân vòng kiềng không tác động để thực hiện hoặc thay thế bằng hoạt động khác như đạp xe, bơi lội.
Tóm lại, chân vòng kiềng không phải là một vấn đề không thể khắc phục, đặc biệt khi được phát hiện và điều trị sớm. Bằng cách nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và áp dụng các cách chữa chân vòng kiềng thích hợp, cha mẹ có thể giúp con phát triển đôi chân khỏe mạnh và tự tin hơn.
>>> Xem thêm: Trẻ đi nhón chân có bình thường hay không và cần lưu ý gì? Trẻ bị đau lưng do đâu, có nguy hiểm không? Bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần phải lưu ý điều gì?
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/vong-kieng-a64555.html