Cúng tổ nghề là một trong những hoạt động tâm linh quen thuộc được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Mọi người quan niệm rằng mỗi nghề đều có tổ nghề riêng. Bởi vậy mỗi dịp xuân về lễ cúng tổ nghề lại được chuẩn bị long trọng nhằm ghi nhớ công lao của người đi trước và hy vọng một năm mới sẽ được tổ nghề ban cho lộc lá đủ đầy.
Cúng tổ nghề hay còn được gọi là cúng Đức Thánh Tổ hay Tổ Sư, đây được coi là một trong những người đầu tiên có công sáng lập, phát triển và truyền bá một nghề nào đó.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngành nghề đã xuất hiện từ rất lâu nhưng phải một thời gian sau mới phát triển mạnh mẽ và phồn thịnh. Vì vậy đôi khi cúng tổ nghề không chỉ dành cho người đầu tiên tạo ra nghề mà còn dành cho những người có công giữ gìn và phát triển nghề cho nhiều thế hệ sau kế nghiệp.
Việc cúng tổ nghề không chỉ là một nét đẹp văn hoá nhằm giữ gìn những giá trị truyền thống lâu đời, mà đây cũng là dịp để những người trong nghề có dịp ngồi lại, củng cố thêm niềm tin về ngành nghề mình đã lựa chọn.
Vào ngày cúng giỗ tổ nghề, bên cạnh lòng biết ơn, những ước nguyện về sức khỏe bình an thì mọi người còn cầu cả năm công việc thuận lợi, suôn sẻ, buôn may bán đắt, gặp dữ hóa lành, khách gần đưa tới khách xa đưa về….
Mọi người sẽ ấn định một ngày nhất định chọn làm ngày cúng tổ nghề trong năm. Thông thường mọi người sẽ chọn ngày kỵ nhật (ngày giỗ chính) để làm ngày cúng tổ nghề.
Nếu không nhớ chính xác ngày kỵ nhật, mọi người thường sẽ lấy 1 ngày cố định trong phường (hội, nhóm cùng ngành nghề), trong làng để làm ngày cúng tổ nghề hàng năm.
Dưới đây là những ngày cúng tổ nghề của các ngành mà bạn có thể quan tâm.
Trước khi cúng tổ nghề trong nhà bạn cần có ban thờ tổ nghề. Hoặc không, các anh em trong phường có thể quyên góp xây dựng nhà thờ tổ để đến những ngày lễ tết giỗ chạp có thể tổ chức tại đây.
Lập bàn thờ tổ nghề không chỉ là nơi hương khói tuần tiết mà còn liên quan đến vấn đề phong thuỷ, làm ăn của tất cả những người trong phường.
Tuỳ vào tín ngưỡng mỗi vùng khác nhau mà cách lập bàn thờ cũng khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
Mỗi một ngành nghề sẽ có lễ vật phù hợp để dâng lên tổ nghề. Nhưng nhìn chung, một mâm cúng tổ nghề cơ bản sẽ có những đồ sau đây:
Sau khi đã chuẩn bị xong mâm đồ cũng, bước tiếp theo chủ tế (người đại diện cho phường/ làng) sẽ vào dâng hương bái lễ. Mọi người sẽ mặc chỉnh tề, đứng nghiêm trang bái lễ.
Xem thêm: Cách cúng tất niên cuối năm cho chủ kinh doanh một năm an lành, thịnh vượng
Trên đây là tất cả những thông tin về cúng tổ nghề bao gồm ý nghĩa, những ngày giỗ tổ nghề lớn trong năm và nghi thức thực hiện lễ giỗ tổ nghề. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công với ngành nghề mình đã lựa chọn.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/gio-to-nghe-a65633.html