Đạo là gì? Mục đích của việc học Đạo như thế nào?

Đạo không phải là tôn giáo, tư tưởng, con đường hay điều gì đó quá mới lạ và bí ẩn. Bất kỳ ai dù là có tin hay không tin, giàu sang hay nghèo khổ, khỏe mạnh hay ốm yếu, già, trẻ, lớn, bé đều đang sống trong bốn hình tướng chữ Đạo. Vậy có ai đã sống đúng với chữ Đạo chưa? Hãy cùng Vật phẩm Phật Giáo tìm hiểu thêm về Đạo qua bài viết dưới đây.

dao la gi

Đạo là gì?

I. Khái niệm của Đạo

Đạo là gì? Hiểu nôm na đạo là thế giới quan quay xung quanh chữ Nhân, mà Nhân phải dùng tâm để hiểu và cải tạo lại thế giới quan đó.

Nhà cửa, xe cộ, canh sống, quốc gia,… đều là Đạo. Cơ thể, cốc nước, đường phố, âm thanh, Thánh Thần, ma quỷ,… đều nằm trong Đạo. Sinh, lão, bệnh, tử, trước khi sinh ra cũng đều là Đạo.

Một chữ Nhân là một chữ Đạo. Nơi nào có Đạo, nó đó có Nhân, chứ không phải xa xôi, khó tìm, hoang đường. Những cái mà con người chưa nhận thấy được, chưa tìm ra đáp án cũng là đạo. Con người đi học, đi làm, bao dung, đoàn kết, diệt đi bản ngã cũng là đạo. Chữ Nhân cần dùng đến tâm để thấu, không phải tu dưỡng, không phải ăn chạy niệm Phật thì mới khám phá ra được.

dao la gi

Nơi nào có Đạo, nó đó có Nhân

II. Mục đích của việc học Đạo

Học Đạo là cách để ta dùng tâm để cải tạo lại thế giới quan tốt hơn.

Đơn giản mà nói, cải tạo chính là không tạo nghiệp, không chấp ngã, sân, si, hận, có tình thương, bao dung, giúp đỡ. Giúp người quanh ta với tâm độ lượng, bác ái, không chấp nhặt, hận thù.

Rộng ra nữa là cải tạo cộng đồng, xã hội, giúp thế giới không còn khói lửa chiến tranh, không còn sự tranh chấp giữa các dòng đạo,…

III. Hình tướng và tâm tướng của chữ Đạo

Hình tướng của chữ Đạo phải trả lời 3 câu hỏi về Thiên - Địa - Nhân:

Hình tướng của Đạo còn thể hiện ở thế giới quan quá khứ - hiện tại - vị lai hợp nhất

Muốn biết vị lai thì nhìn hiện kiếp xem mình đã làm được gì, gieo duyên sinh khởi ra thiện hay ác.

Thiên - Địa - Nhân hợp nhất tại chữ Nhân. Mỗi chữ nhân tồn tại sẽ tương tác giữa người với người sẽ lại thêm hình tướng là Đông - Tây - Nam - Bắc hợp nhất. Nghĩa là nơi nào có con người thì nơi đó có Đạo. Hiểu Đạo để đi đến Hoàn Đạo. Đạo không phải là tôn giáo, phân chia dòng đạo là do chúng sinh, đệ tử lập ra…

dao la gi

Hiểu đạo để đi đến Hoàn Đạo viên mãn nhất

IV. Chữ Đạo có ý nghĩa gì

1. Đạo là đường đi

Có câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao không dùng chữ đường trong chữ “kẻ cướp đường”, mà lại dùng chữ “đạo tặc”?”

Thường từ Hán - Việt sinh ra là để rút gọn chữ nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa tương đồng. “Đạo” là một từ Hán - Việt nên xét về xuất điểm thì nên xét từ lịch sử Trung Quốc. Thời xưa ít sách vở, người dân dùng bia đá khắc chữ, viết trên thẻ tre để lưu giữ và truyền đạt thông tin. Mà cách làm này khá là khó khăn, vì nếu từ ngữ dài sẽ mất công đục đẽo, viết chữ. Nên chữ Đạo trong Hán Việt được dùng nhằm thu gọn thời gian, công sức.

Thứ hai, dùng để ám chỉ chi tiết nghĩa của danh từ. Ví dụ: việc nhìn ngó ta có nhiều từ thể hiện như: quan, nhìn, khán, nhòm, liếc… Chữ Đạo cũng tương tự. Khác với “Đường” hay “Lộ”, bởi ý nghĩa của chữ Đạo là chỉ “con đường” thuộc về nhận thức.

dao la gi

Đạo là con đường của nhận thức

2. Đạo là chỉ giáo phái, tổ chức tư tưởng, quá trình tu tập

Trong xã hội, bao nhiêu tôn giáo, giáo phái được sinh ra, thì có bấy nhiêu chữ Đạo được kết hợp cùng:

dao la gi

Bình thường tâm thị Đạo

3. Đạo là chỉ mọi sự hiển nhiên, đúng đắn

Từ xa xưa tới hiện nay, nhiều người vẫn thường dùng những cụm từ như “Thế thiên hành đạo” mang nghĩa là “thay trời thực hiện những điều đúng đắn, lẽ phải”. Ví dụ khác thường thấy như “Đạo hạnh”, “Đạo quân”, “Đạo làm con”,…

Vậy vì sao lại nói “Đạo là đời”?

Chữ đạo có lớp nghĩa thứ 3 là ám chỉ điều hiển nhiên, vốn có, quy luật cuộc sống. Cuộc đời là một khoảng trống tồn tại vạn vật luôn vận động, phát triển theo quy luật tự nhiên. Như việc cá lớn nuốt cá bé, kiên trì sẽ gặt hái thành công,…đó là Đạo.

4. Đạo cũng là động từ lấy cái cốt yếu của sự vật của chủ thể này tạo ra chủ thể khác có tính tương tự

Trong từ điển Hán - Việt, chữ Đạo cũng mang hàm nghĩa vừa tiêu cực lại vừa tích cực. Nên khi dùng chữ Đạo, cần đặt vào đúng hoàn cảnh cụ thể để biểu hiện rõ được ý nghĩa mà ta muốn ám chỉ.

Ví dụ: “Đạo lý” vừa mang nghĩa là “đúng đắn” trong một số trường hợp, vừa mang ý nghĩa là “lý luận” để người khác dùng.

dao la gi

Đạo cũng có nghĩa là giải thoát cho bản thân

Có thể nói Đạo không phải là thứ gì quá xa vời, hoa mỹ, mà thật ra là điều gần gũi trong cuộc sống chúng ta, là thế giới quan quay quanh ta. Hy vọng qua bài viết trên của Vật Phẩm Phật Giáo, có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc. Vật phẩm Phật Giáo luôn tuân theo những truyền thống của Phật giáo, cung cấp các tài liệu chính thống về Phật giáo phi lợi nhuận.

Nam mô A Di Đà Phật!

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/dao-la-gi-a66208.html