Phần đen ở đầu tôm là gì?

Từ lâu tôm được biết đến là loại thực phẩm giàu protein và tốt cho sức khoẻ. Vì vậy mà tôm trở thành thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy là thực phẩm phổ biến nhưng không ít người vẫn không hiểu phần đen ở đầu tôm là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phần đen ở đầu tôm là gì?

Nói về vấn đề phần đen ở đầu tôm, Báo Tri Thức trẻ dẫn nguồn trang HK01, Eat This cho biết, mang tôm nằm ở bên đầu gần với phần miệng, mang tôm và ruột tôm là nơi lọc thức ăn và bài tiết của tôm, thông thường sẽ có các chất cặn bã, sau khi tôm chết vi khuẩn sẽ phát triển, mang tôm bị nhiễm trùng, không ăn được. Túi dạ dày nằm phía trên đầu tôm và được sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Phần màu vàng bên trong đầu tôm là gan và tụy của tôm, được gọi là "gạch tôm", không phải phân. Bầu nhụy của tôm cũng nằm trong đầu tôm, khi trưởng thành biến thành trứng tôm, ăn được.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) Gao Minmin, mang tôm là nơi tôm lọc thức ăn bẩn, ruột tôm (phần chỉ đen ở lưng tôm) là nơi thải ra các chất cặn bã, nên loại bỏ trước khi ăn. Mặc dù tôm rất giàu dinh dưỡng nhưng tránh ăn mang tôm và ruột tôm. Đối với đầu tôm, bạn có thể cân nhắc để ăn nhưng nên hạn chế.

Nhắc đến đầu tôm, nhiều người nghĩ ngay đến vấn đề cholesterol, phần lớn cholesterol trong hải sản phân bổ ở đầu, nhân và trứng như đầu tôm, gạch cua, trứng cá muối.

Phần đen ở đầu tôm là gì là băn khoăn của nhiều người

Phần đen ở đầu tôm là gì là băn khoăn của nhiều người

Báo Tri Thức trẻ dẫn nguồn trang HK01, Eat This cho biết, tùy thuộc vào loại tôm mà mỗi đầu tôm chứa khoảng 8 đến 13mg cholesterol, còn mỗi quả trứng chứa 250 đến 293mg cholesterol. Ăn tôm sẽ gây ra cholesterol cao, ăn bao nhiêu tùy lượng, ăn càng nhiều thì càng dễ ăn nhiều cholesterol, do đó, bệnh nhân tăng huyết áp không nên ăn gạch tôm. Theo Trung tâm An toàn thực phẩm Đài Loan (Trung Quốc), thịt tôm chứa 181mg cholesterol/100g tôm.

Những điều cần lưu ý khi ăn tôm

Không ăn tôm chết

Báo Lao động dẫn nguồn tờ Aboluowang cho biết, tôm rất giàu histidine, đây là thành phần chính tạo nên độ ngon. Tuy nhiên, khi tôm chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.

Trong dạ dày và ruột của tôm thường có vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hại. Đặc biệt, khi tôm chết để lâu, lượng độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, sau khi ăn sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc.

Không ăn tôm sống

Nhiều người cho rằng, chỉ khi ăn tôm sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ hết dinh dưỡng của tôm. Nếu ăn tôm mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.

Nếu tôm càng chín có mùi tanh nồng, thân tôm lỏng và thẳng, màu sẫm hơn, thịt mềm và không đàn hồi, vỏ có nhiều nhớt thì rất có thể tôm đã chết.

Còn về đầu tôm, các chuyên gia cũng khuyên nên cân nhắc trước khi ăn. Bởi, đầu tôm càng là nơi hấp thụ và chế biến nhiều độc tố nhất, đồng thời cũng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nhất nên không thích hợp để tiêu thụ.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Phần đen ở đầu tôm là gì?" rồi phải không.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/cut-tom-nam-o-dau-a66378.html