Đất nước Malaysia: Khám phá tất tần tật về quốc gia dầu cọ

Không chỉ nổi tiếng là nước xuất khẩu dầu cọ lớn thứ hai trên thế giới; Malaysia còn thu hút du khách và các nhà đầu tư bởi những đặc sắc văn hóa, tôn giáo, môi trường an toàn, đa dạng sinh học, cùng vô vàn trải nghiệm.

Quốc gia dầu cọ thực tế có thể khác xa với những mường tượng của bạn. Bạn có tò mò tại sao Malaysia được ví là thiên đường mua sắm và trải nghiệm? Cùng khu vực Đông Nam Á nhưng người dân Malaysia rất giỏi tiếng Anh? Hãy cùng INEC khám phá toàn diện về quốc gia Malaysia!

Tổng quan về đất nước Malaysia

Malaysia là một điểm đến hấp dẫn với sự pha trộn đa dạng về văn hóa, tôn giáo và cảnh quan tự nhiên. Sự tiến bộ trong kinh tế, giáo dục và các lĩnh vực khác ngày càng giúp nâng tầm thương hiệu quốc gia Malaysia trên trường quốc tế.

Kể từ khi giành được độc lập, Malaysia đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhất châu Á. GDP tăng trưởng liên tục trong gần 50 năm với đối tác thương mại hàng đầu là Mỹ.

Malaysia là một trong những quốc gia có sự đa dạng tôn giáo nhất ở châu Á. Hồi giáo là quốc giáo nhưng quyền tự do tôn giáo được đảm bảo. Hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân Malaysia là các lễ hội truyền thống đặc sắc.

Malaysia nổi tiếng có nhiều cánh rừng nhiệt đới tươi tốt và là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với nhiều loài đặc hữu. Cảnh quan đa dạng với nhiều công trình kiến trúc, đền đài độc đáo đem đến cho người dân và du khách nhiều trải nghiệm tham quan, khám phá trên cả nước.

Ngoài Kuala Lumpur, Malaysia còn có nhiều thành phố sống động khác với những tòa nhà chọc trời, trung tâm thương mại tầm cỡ là thiên đường của mua sắm và giải trí.

Diện tích, dân số và thủ đô của Malaysia

Malaysia có tổng diện tích đất liền là 330.803 km². Dân số của đất nước là 33,57 triệu người (theo Ngân hàng Thế giới, 2021). Trong đó, 78,4% dân số tập trung ở thành thị. Mật độ dân số trung bình ở Malaysia là 99 người/km2. Độ tuổi trung là 30,3 tuổi.

Thành phố thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur, song nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang là Putrajaya.

Các bang của Malaysia

Malaysia bao gồm 13 bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang. Bán đảo Malaysia bao gồm 11 bang và 2 vùng lãnh thổ liên bang. 11 bang là Perlis, Kedah, Penang, Perak, Selangor, Negeri Sembilan, Malacca, Johore, Kelantan, Terengganu và Pahang. Hai lãnh thổ liên bang là Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia và Putrajaya, thủ đô hành chính liên bang. Đông Malaysia bao gồm 2 bang và 1 vùng lãnh thổ liên bang. 2 bang là Sabah và Sarawak. Labuan là lãnh thổ liên bang duy nhất ở Đông Malaysia.

Lịch sử hình thành Liên bang Malaysia

Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực. Từ thế kỷ XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các lãnh thổ đầu tiên của Anh Quốc được gọi là Các khu định cư Eo biển.

Các lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya vào năm 1948 và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, với từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore tách khỏi liên bang.

Hệ thống chính trị

Hệ thống chính quyền của Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật dựa trên thông luật của Anh Quốc. Nguyên thủ quốc gia cao nhất là Quốc vương, còn được gọi là Yang di-Pertuan Agong. Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của 9 bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm. Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Quyền cai quản các bang được phân chia giữa chính phủ liên bang và bang, trong khi chính phủ liên bang quản lý trực tiếp đối với các lãnh thổ liên bang. Mỗi bang có một cơ quan lập pháp đơn viện được gọi là Hội đồng lập pháp bang. Mỗi bang được chia tiếp thành các huyện và đơn vị hành chính nhỏ hơn.

Quốc kỳ của Malaysia và ý nghĩa

Quốc kỳ của Malaysia, cũng được gọi là Jalur Gemilang, có nghĩa “những sọc vinh quang”, được thiết kế bởi một kiến trúc sư 29 tuổi, người đã tham gia cuộc thi thiết kế cờ năm 1947.

Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi, ngôi sao 5 cánh màu vàng của lá cờ đã được đổi thành ngôi sao 14 cánh. Ngôi sao cũng như các sọc xen kẽ màu đỏ và trắng của lá cờ trưng cho 14 bang trong nước. Hình lưỡi liềm tượng trưng cho đạo Hồi, quốc giáo của đất nước.

Màu vàng là màu hoàng gia ở Malaysia. Màu đỏ, trắng và xanh biểu thị sự liên kết chặt chẽ của đất nước với Khối thịnh vượng chung. Thiết kế quốc kỳ của Malaysia cũng bị ảnh hưởng bởi lá cờ của Hoa Kỳ.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là tiếng Mã Lai. Tuy nhiên, do lịch sử thuộc địa của Anh trong thời gian dài, tiếng Anh Anh được sử dụng rộng rãi. Các ngôn ngữ và phương ngữ khác được sử dụng là tiếng Quan Thoại, tiếng Tamil, tiếng Phúc Kiến và tiếng Quảng Đông.

Kinh tế

Nền kinh tế Malaysia đã chuyển mình từ những năm 1970 từ một nước có thu nhập trung bình, sản xuất nguyên liệu thô sang một nền kinh tế đa ngành mới nổi. Đáng kể từ khi nhậm chức vào năm 2003, Thủ tướng lúc bấy giờ là Tun Abdullah Badawi đã cố gắng đưa nền kinh tế đi xa hơn theo chuỗi sản xuất giá trị gia tăng bằng cách thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ y tế và dược phẩm.

Là một nước xuất khẩu dầu khí, Malaysia đã được hưởng lợi từ giá năng lượng thế giới cao hơn. Malaysia “tháo chốt” đồng ringgit khỏi đồng đô la Mỹ vào năm 2005 và đồng tiền này tăng giá 6% mỗi năm so với đồng đô la trong năm 2006-07.

Trong những năm gần đây, Malaysia đã trải qua một sự phát triển ấn tượng, với sự đóng góp lớn từ ngành công nghiệp sản xuất, du lịch và dịch vụ tài chính. Thành phố Kuala Lumpur, với khu vực kinh doanh chính và các tòa nhà cao tầng, đang là trung tâm tài chính và thương mại của quốc gia cũng như khu vực.

Văn hóa và tôn giáo

Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Văn hóa ban đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa, cùng với những người Mã Lai nhập cư sau đó. Tiếp đến là các ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ từ khi xuất hiện ngoại thương. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh Quốc.

Mặc dù hiến pháp Malaysia xác định Hồi giáo là quốc giáo với gần 70% dân số theo đạo Hồi; nhưng cũng tôn trọng sự đa dạng tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho tất cả các cộng đồng. Hồi giáo, Phật giáo, Hindu và Kitô giáo đều được thực hành rộng rãi.

Hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân Malaysia là các lễ hội truyền thống như Ramadan cho người Hồi giáo; Deepavali cho các tín đồ Ấn Độ giáo; Thaipusam cho người Hindu và Tết Trung Thu cho người Trung Quốc; lễ Giáng sinh và Phục sinh cho những người theo Ki-tô giáo; lễ hội gặt hái mang tên Gawai cho những người dân tại Đông Malaysia…

Các ngày nghỉ lớn ở Malaysia

Ngày lễ công Ngày New Year’s Day 1/1 Constitution Day 7/1 Chinese Lunar New Year 12/2 Independence Day of Ghana 6/3 Good Friday 29/3 Easter Monday 1/4 Eid ul- Fitr* 10 & 11/4 Labour Day 1/5 Hari Keputeraan SPB Yang Di-Pertuan Agong 3/6 Eid ul-Adha* 17/6 Founders’ Day 4/8 National Day of Malaysia 31/8 Malaysia Day/ Maulidur Rasul 16/9 Kwame Nkrumah’s Memorial Day 21/9 Farmer’s Day 6/9 Christmas Day 25/12 Boxing Day 26/12

Lưu ý:

Ẩm thực

Ẩm thực của Malaysia phản ánh đặc điểm đa dân tộc của quốc gia. Nhiều nền văn hóa đến từ bên trong quốc gia và các khu vực xung quanh có ảnh hưởng lớn đến với ẩm thực Malaysia. Ẩm thực Malaysia rất tương đồng với ẩm thực Singapore và Brunei, và cũng mang các đặc điểm tương tự với ẩm thực Philippines. Các bang khác nhau có sự biến đổi về món ăn.

Có thể nói rằng Malaysia là một ‘thiên đường’ của những người sành ăn! Bạn không cần phải đến phố Petaling để nếm thử các món ngon của Trung Quốc; Melaka để thưởng thức món ăn Nyonya đích thực hoặc phải đến một tiểu bang hoặc thành phố khác chỉ để nếm thử bánh mì kẹp thịt và pizza. Đất nước dầu cọ nổi tiếng có các quầy hàng nhỏ ngoài trời mở cửa suốt 24 giờ và các khu ẩm thực cung cấp các món ăn ngon suốt ngày đêm.

Với các du học sinh du học Malaysia, nếu bạn không thích ra ngoài quá thường xuyên, các trường đại học sẽ cung cấp chỗ ở được phục vụ đầy đủ và sẽ tiêu tốn của bạn không quá 20 RM (100.000 đồng) mỗi bữa ăn.

Khí hậu

Khí hậu xích đạo nóng và ẩm, đặc biệt ở miền Bắc. Nhiệt độ dao động từ 21°C đến 31°C ở các thành phố lớn. Ở vùng cao, nhiệt độ mát hơn và dao động từ 16°C đến 24°C. Bạn có thể trốn cái nóng đô thị bằng các chuyến thăm vùng cao như cao nguyên Genting, thời gian di chuyển khoảng từ 1 tiếng đến 3 tiếng tùy thuộc vào nơi mà bạn đến.

Mặc dù mùa mưa nhiều hơn mùa nắng nhưng ở Malaysia cho phép tận hưởng ánh nắng mặt trời quanh năm. Tuy nhiên bạn cũng đừng quên mang dù khi du lịch Malaysia vì những nơi bạn đến có thể đón những cơn mưa nhỏ bất chợt quanh năm.

Hệ sinh thái

Từ những bãi biển cát vàng dài vô tận đến hơn 30 công viên quốc gia trưng bày hệ động thực vật của rừng mưa nhiệt đới, có thể nói đất nước này là một viên ngọc tự nhiên cho bất kỳ ai yêu thích khám phá và thỏa sức tận hưởng các hoạt động ngoài trời.

Thành phố nổi tiếng của Malaysia

Thủ đô Kuala Lumpur

Kuala Lumpur là vùng đô thị rộng lớn, có diện tích 2.243,27 km2, dân số hơn 8,1 triệu người. Dân số nội thị khoảng 1,9 triệu người. Thành phố này là trung tâm văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia. Nó cũng nằm trong kế hoạch phát triển của quốc gia để trở thành một đô thị quốc tế, một trong 20 thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất và đáng sống nhất thế giới. Các giải pháp sáng tạo hướng tới việc xây dựng thành phố thông minh; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế cốt lõi là thương mại, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… Kuala Lumpur có một diện mạo vô cùng hiện đại, với tháp đôi cao nhất thế giới - tháp đôi Petronas.

Một phần của đô thị Kuala Lumpur phải kể đến là thành phố tích hợp Sunway, chỉ cách trung tâm Kuala Lumpur 20 phút. Đây là thành phố du lịch thông minh tích hợp các tiện ích dễ dàng tiếp cận trong bán kính 15 phút. Sunway City Kuala Lumpur đang là một trong những điểm đến hàng đầu của Đông Nam Á. Tại đây bao gồm các cơ sở đẳng cấp thế giới và thu hút khoảng 42 triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm.

Penang

Cũng nằm trên bán đảo Malaysia là Penang. Penang bao gồm hai khu vực chính là đảo Penang và Seberang Perai. Thủ đô của nó, George Town, được thành lập vào cuối những năm 1700 bởi người Anh và là Di sản Thế giới của UNESCO. Nhờ đó, khu vực này trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu.

Johor Bahru

Là một trong những trung tâm thương mại lớn của đất nước, Johor Bahru cũng là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất. Nó thường xuyên đón khách du lịch từ các nước láng giềng Singapore và Indonesia. Giống như Kuala Lumpur, các cửa hàng bán lẻ và trung tâm mua sắm của nó thu hút du khách từ khắp nơi trong khu vực.

Trải nghiệm cho người nước ngoài ở Malaysia

Nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời, sự đa dạng về văn hóa, đồ ăn ngon và thắng cảnh độc đáo, thủ đô Kuala Lummpur sôi động từ ngày này sang đêm khác của Malaysia luôn có rất nhiều thứ để người nước ngoài ăn, xem và làm tại đây. Hãy săn lùng ẩm thực đường phố, ghé thăm các địa điểm mang tính biểu tượng, tham quan công viên nước hoặc trốn cái nóng với chuyến đi trong ngày đến Cao nguyên Genting…

Penang thì là nơi nổi tiếng có đường trượt nước dài nhất thế giới cũng như đường trượt zipline dài nhất thế giới. Bạn có thể trải nghiệm cả hai hoạt động phá kỷ lục này tại công viên giải trí và công viên nước đồ sộ, được bao quanh bởi thiên nhiên trên đảo.

Nếu bạn là tín đồ của những hoạt động dưới nước, chèo thuyền kayak khám phá những kỳ quan ven biển dọc theo những con sông nhỏ, đường thủy quanh co len lỏi trong mạng lưới cây ngập mặn sẽ cho trải nghiệm độc đáo như một cuộc phiêu lưu.

Ẩn mình giữa những khu rừng nhiệt đới tươi tốt, vẻ đẹp khó cưỡng còn là loài hoa xác thối Rafflesia lớn nhất và quyến rũ nhất thế giới với đường kính có thể lên tới 1,2m; và việc ngắm nhìn nó là một trải nghiệm hiếm có.

Nếu bạn chưa từng tham dự lễ kỷ niệm Merdeka trước đây thì hãy tìm cơ hội đến Putrajaya vào ngày 31/8 để chứng kiến một cuộc diễu hành lịch sử cũng như các buổi biểu diễn văn hóa đặc sắc. Trong khi đó, màn trình diễn pháo hoa hoành tráng thường được trình diễn vào ngày lễ này tại Kuala Lumpur.

Giao thông ở Malaysia

Malaysia có mạng lưới giao thông phát triển tốt và giá cả phải chăng, phục vụ hiệu quả và rất thuận tiện cho người nước ngoài, cũng như sinh viên quốc tế ở Malaysia.

Xe buýt

Xe buýt công cộng có thể đưa bạn đến hầu hết mọi nơi ở Malaysia một cách thoải mái. Với du học sinh, hầu hết các trường đại học Malaysia có xe buýt riêng phục vụ sinh viên quốc tế đến thăm các điểm nóng trên toàn thành phố. Hãy tận dụng Xe buýt Thành phố Go KL, một dịch vụ xe buýt chạy đến các điểm nóng ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur, hoàn toàn miễn phí.

Tàu điện

Sử dụng tàu điện ngầm là một phương thức di chuyển rất phổ biến khác ở thủ đô Malaysia - Kuala Lumpur. RapidKL và KTM Komuter lần lượt kết nối Kuala Lumpur với tất cả các vùng ngoại ô và tiểu bang lớn. Trong chính Kuala Lumpur, KL Monorail chạy qua trung tâm thành phố. Có sẵn nút giao giữa các tuyến và xe buýt kết nối giữa các ga cũng cho phép bạn di chuyển khắp thành phố một cách dễ dàng.

KL Sentral là trung tâm giao thông hiện đại phục vụ nhiều chuyến tàu - KTM Komuter, LRT, MRT, KLIA Ekspres và KLIA Transit - cũng như các xe buýt địa phương bao gồm cả những chuyến đến Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.

Nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào hoặc muốn có một số lời khuyên cho một số khu vực nhất định, chỉ cần đến quầy dịch vụ ở bất kỳ nhà ga nào và nhận bản đồ thành phố miễn phí.

Mua vé tại quầy hoặc máy bán hàng tự động - họ chấp nhận tiền xu và tiền giấy, mặc dù bạn nên sử dụng thẻ nạp để thuận tiện. Komuter Link là thẻ được sử dụng cho các tuyến đường sắt chính trong khi thẻ MyRapid Touch ‘n Go được sử dụng cho Vận tải đường sắt hạng nhẹ (LRT), Vận tải đường sắt khối lượng lớn (MRT).

Taxi, grab…

Cách thuận tiện nhất (nhưng cũng thường đắt nhất) để di chuyển trong Kuala Lumpur là bằng taxi hoặc đi xe riêng như Grab. Taxi luôn có sẵn và bạn có thể chọn thương lượng trực tiếp giá hoặc thuê taxi có đồng hồ đo. Nếu bạn bắt taxi vào đêm khuya, hãy cân nhắc đặt chỗ qua ứng dụng để yên tâm hơn.

Các sân bay chính của Kuala Lumpur

Các sân bay quốc tế chính của Malaysia nằm ở Thung lũng Klang - Sân bay quốc tế Kuala Lumpur - được chia thành các nhà ga KLIA và KLIA2 - gần thủ đô hành chính Putrajaya và Subang Skypark, sân bay thành phố riêng của Kuala Lumpur. Cả hai sân bay đều phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế và có thể dễ dàng tiếp cận bằng xe buýt, xe lửa và taxi. Hầu hết các chuyến bay nội địa và khu vực đều có đường đến KLIA2 và Subang Skypark (còn được gọi là Sân bay Sultan Abdul Aziz Shah) và chúng có mức giá hợp lý.

Chi phí cuộc sống

So với nhiều quốc gia phát triển khác, chi phí cuộc sống ở Malaysia có thể được coi là ổn định và hợp lý. Giá thuê nhà, thực phẩm và vận chuyển đều ở mức trung bình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách.

Với sự kết hợp của nền kinh tế phát triển, văn hóa đa dạng và chi phí cuộc sống hợp lý, Malaysia tiếp tục thu hút sự quan tâm của thế giới và là một điểm đến lý tưởng cho cả du lịch và đầu tư.

Hệ thống giáo dục của Malaysia

Sơ nét về nền giáo dục Malaysia

Chính phủ Malaysia chi khoảng 5% GDP cho giáo dục - cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực - như một cách để thể hiện sự quan tâm cao nhất của đất nước đối với giáo dục. Với niềm tin vững chắc của xã hội vào nền giáo dục xuất sắc, các giáo viên phổ thông ở Malaysia nằm trong số những nhà giáo dục tận tâm nhất thế giới. Chính phủ cũng ủy quyền cho Học viện Lãnh đạo Giáo dục Đại học (AKEPT) phát triển nguồn nhân tài vững chắc cho các tổ chức giáo dục đại học, đào tạo ra các học giả có năng lực cao hoặc các nhà lãnh đạo hàng đầu, cũng như đảm bảo quản trị tốt các tổ chức.

Ngoài các khoản tài trợ từ chính phủ, các trường đại học Malaysia còn huy động vốn từ sự hợp tác trong ngành nhằm nâng cao hơn nữa hồ sơ nghiên cứu và khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. Đầu tư từ khu vực tư nhân cũng dẫn tới việc thành lập các tổ chức tư nhân và cơ sở quốc tế của các trường đại học nước ngoài, một số trong số đó còn là trường đại học từng đoạt giải thưởng.

Cùng với nền văn hóa xuất sắc mạnh mẽ, Malaysia có tỷ lệ thanh niên biết đọc biết viết trên 97%; tỷ lệ nhập học chung ở giáo dục đại học là 44,1% - cao hơn mức trung bình toàn cầu; và tự hào có 10 trường đại học nằm trong top 500 trường đại học hàng đầu thế giới (tổng cộng có 23 trường nằm trong top 1.000 trường hàng đầu) theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới Quacquarelli Symonds (QS) (WUR).

Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học ở Malaysia kéo dài khoảng 6 năm. Trẻ em bắt đầu học tiểu học vào năm 7 tuổi, là sự tiếp nối của giáo dục mầm non ở quốc gia này. Cùng với việc đọc, viết và số học, trẻ còn có thể học các môn khác như khoa học, thể dục, giáo dục Hồi giáo và đạo đức. Khi kết thúc năm học thứ 6, những học sinh này sẽ tham gia Kỳ thi Thành tích Tiểu học/UPSR.

Giáo dục trung học

Chương trình này dành cho học sinh từ 13 đến 17 tuổi và được chia thành giáo dục trung học cơ sở 3 năm và trung học phổ thông (2 năm). Cả hai đều kết thúc với các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Có hai bài kiểm tra cuối kỳ khác nhau tùy thuộc vào việc học sinh đang theo con đường giáo dục kỹ thuật hay dạy nghề.

Giáo dục sau trung học (Dự bị đại học)

Chương trình này dành cho học sinh từ 17 đến 18 tuổi và chuẩn bị cho những học sinh muốn theo học đại học. Các trường trung học ở Malaysia bao gồm từ trường trung học quốc gia đến trường tư, trường trung học nghệ thuật và thể thao, trường trung học kỹ thuật/dạy nghề, trường trung học tôn giáo quốc gia và trường trung học hỗ trợ tôn giáo quốc gia. Trẻ em mắc bệnh mãn tính có thể lựa chọn học tại nhà.

Giáo dục đại học

Ở Malaysia hiện có 20 trường đại học công lập và nhiều tổ chức giáo dục đại học tư thục, phi lợi nhuận cung cấp chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Ngoài ra là mạng lưới các trường cao đẳng công lập hoặc tư thục, trường quốc tế cung cấp chương trình chứng chỉ chuyên nghiệp hoặc bằng cao đẳng.

Các trường đại học thường có quy mô khuôn viên rộng lớn hơn, cơ sở vật chất đầy đủ hơn và thực hiện các chương trình nghiên cứu sau đại học sâu rộng. Điển hình phải kể đến là Đại học Sunway, một cái tên khá quen thuộc với du học sinh Việt Nam. Trường nổi tiếng với khuôn viên đẳng cấp, toàn diện với các chương trình đa dạng cấp bằng Anh, Úc, Pháp tiết kiệm chi phí, cơ hội chuyển tiếp đa quốc gia. Đây là một trong số ít trường có lộ trình chuyển tiếp Mỹ, Canada “1+3” hoặc “2+2” an toàn, đảm bảo giúp nhận bằng Cử nhân Mỹ 4 năm tiết kiệm chi phí, sinh viên có bước đệm vững chắc cho giáo dục đại học Mỹ trong thời gian học tại Malaysia.

Đảm bảo chất lượng

Khi quyết định giá trị của từng trường, bạn có thể muốn xem xét xếp hạng SETARA và MyQuest của trường đó. Mỗi xếp hạng sử dụng một phương pháp toàn diện và nghiêm ngặt để đánh giá các chức năng cốt lõi hoặc tiêu chí chất lượng của cơ sở giáo dục. So với các bảng xếp hạng quốc tế mang tính hướng ngoại hơn, xếp hạng SETARA và MyQuest không cung cấp thứ hạng mà đưa ra đánh giá chất lượng khá chi tiết sau các chuyến thăm và kiểm tra chuyên sâu của kiểm toán viên.

Xếp hạng SETARA được phát triển theo Kế hoạch Giáo dục Malaysia giai đoạn 2015-2025 dành cho Giáo dục Đại học dành cho các tổ chức đại học và cao đẳng, với hạng mục trước đó được chia thành các trường đại học trưởng thành và mới nổi. Mỗi loại tổ chức được đánh giá theo trọng số riêng của mình đối với các chức năng cốt lõi - cụ thể là giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ - sao cho những điểm mạnh và thách thức riêng dành riêng cho từng lĩnh vực của từng loại được thể hiện một cách công bằng.

Mặt khác, xếp hạng MyQuest là một công cụ để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường đại học ở Malaysia. Được phát triển vào năm 2009, nó tập trung vào 5 tiêu chí chất lượng là sinh viên, chương trình, sinh viên tốt nghiệp, nguồn lực và quản trị.

Cả xếp hạng SETARA và MyQuest đều cần thiết để đảm bảo sinh viên có công cụ cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn con đường học tập của mình. Bạn cũng có thể đọc thêm về xếp hạng SETARA và xếp hạng MyQuest để biết thêm.

Giáo dục quốc tế của Malaysia

Malaysia có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế, mang đến cho bạn cơ hội đạt được bằng cấp quốc tế với mức giá cạnh tranh. Malaysia có hơn 100 tổ chức - cả công và tư với sự hợp tác mạnh mẽ cùng các tổ chức giáo dục danh tiếng trên thế giới.

Malaysia đã tiến một bước dài trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học bằng cách mở cửa cho các trường đại học nước ngoài có uy tín thành lập cơ sở tại Malaysia. Hiện tại có 10 chi nhánh nước ngoài có nguồn gốc từ Úc, Vương quốc Anh, Ireland. Các trường này - một số trường nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS - cung cấp các chương trình có cấu trúc và nội dung giống hệt với các chương trình tại cơ sở chính của họ.

Đăng ký học tại một chi nhánh nước ngoài ở Malaysia hoặc chọn các chương trình liên kết được thiết kế linh hoạt rất “đáng đồng tiền bát gạo” khi tiết kiệm tới 40% học phí và chi phí sinh hoạt. Bạn vẫn sẽ nhận được bằng cấp tương tự như những sinh viên học tại cơ sở chính của trường ở nước ngoài.

Có thể tóm lược một số lợi thế tuyển sinh quốc tế hàng đầu của Malaysia, đặc biệt với sinh viên Việt Nam:

==> Xem thêm:

Liên hệ INEC ngay nếu bạn quan tâm du học Malaysia - chương trình nhận bằng Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Canada tiết kiệm chi phí, chuyển tiếp an toàn, đảm bảo.

Công ty Du học INEC

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/lich-su-malaysia-a66566.html