Văn học là một trong những ngành thuộc khối khoa học xã hội & nhân văn, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu cũng như có ý định thi vào ngành văn học, đừng bỏ qua những thông tin JobsGO chia sẻ dưới đây nhé.
Ngành văn học (tên tiếng Anh là Literature) là một ngành cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lý luận văn học, văn hóa, ngôn ngữ,… của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Sinh viên ngành văn học sẽ được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng tư duy, phương pháp luận để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu văn học, giảng dạy cũng như nâng cao khả năng cảm thụ, sáng tác văn học.
Bên cạnh đó, ngành văn học còn giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm, thấm nhuần tư tưởng văn hóa, niềm tự hào dân tộc. Việc có được những phẩm chất đạo đức tốt sẽ khiến các bạn biết trân trọng, phát huy các giá trị nhân văn, đồng thời xây dựng một đời sống văn học tươi sáng, lành mạnh.
Hiện nay, ngành văn học chủ yếu đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, các quy tắc sử dụng trong văn học, văn viết, văn nói,… để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Theo học ngành này, các bạn sẽ có kỹ năng phân tích, đánh giá, bình luận chuyên sâu tác phẩm văn học, có cái nhìn sâu sắc hơn về văn học Việt Nam.
Ngoài ra, các bạn cũng được tiếp cận với lĩnh vực báo chí, truyền thông, làm quen với công việc biên soạn, biên tập.
Cụ thể, chương trình đào tạo của ngành văn học sẽ gồm 2 khối kiến thức như sau:
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG 1 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 2 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1, 2 3 Tiếng Anh 1, 2, 3 4 Tiếng Pháp 1, 2, 3 5 Tiếng Nga 1, 2, 3 6 Giáo dục thể chất 1, 2, 3,4 7 Tin học đại cương 8 Tâm lý học 9 Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ 10 Âm nhạc 11 Tư tưởng Hồ Chí Minh 12 Kỹ năng giao tiếp 13 Giáo dục học 14 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 15 Tâm lý học giáo dục 16 Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 17 Cơ sở văn hóa Việt Nam 18 Văn học dân gian Việt Nam 19 Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm 20 Lịch sử Việt Nam 21 Tiếng Việt thực hành 22 Đại cương nghệ thuật học 23 Phương pháp luận nghiên cứu văn học 24 Tam giáo và văn hóa Việt Nam 25 Logic học 26 Văn học Việt Nam trung đại I, II 27 Văn bản Hán Văn 28 Phương pháp nghiên cứu khoa học 29 Xã hội học 30 Văn học, nhà văn, bạn đọc 31 Văn học Việt Nam hiện đại I, II, III 32 Văn học châu Á 33 Văn học Phương Tây I, II 34 Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt 35 Môi trường và phát triển 36 Lịch sử văn minh thế giới 37 Tiếng Anh chuyên ngành 38 Tiếng Pháp chuyên ngành 39 Tiếng Nga chuyên ngành 40 Đại cương thi pháp học 41 Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt 42 Tác phẩm và thể loại văn học 43 Ngôn ngữ và ngữ pháp văn bản tiếng Việt 44 Tiến trình văn học 45 Ngữ dụng học 46 Phong cách học tiếng Việt 47 Thực tập cuối khóa 1, 2 48 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 49 Phê bình văn học 50 Văn học Nga 51 Tiểu thuyết phương Tây 52 Phân tích diễn ngôn 53 Các trường phái lý luận phê bình văn học Âu - Mỹ hiện đại 54 Văn bản Nôm 55 Văn học các nước Đông Nam Á 56 Phương pháp sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam/ Sử thi dân gian các dân tộc ít người Việt Nam 57 Văn học trong nhà trường 58 Văn học và du lịch/Văn học báo chí 59 Những vấn đề thể loại văn học/Văn học với các loại hình nghệ thuật 60 Thi pháp văn học dân gian/Thi pháp văn học trung đại 61 Các tác gia văn học Nga cổ điển 62 Thơ phương Đông 63 Vấn đề tổ chức minh giải văn bản Hán Nôm 64 Một số vấn đề lý luận về văn học và văn hóa Việt Nam 65 Khóa luận tốt nghiệp 66 Chuyên đề lý luận văn học 1, 2 67 Chuyên đề văn học Việt Nam hiện đại 1, 2(Theo trường Đại học Sư phạm)
Thực tế trước đây, ngành văn học đã từng có thời gian rất thịnh hành, được ưa chuộng và có mặt ở tất cả các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm tại địa phương. Số lượng học sinh đăng ký thi ngành Văn học không thua kém gì các ngành về kinh tế, công nghệ, y dược. Và cho đến nay, khi nền văn hóa, đời sống xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phát huy các giá trị văn học dân tộc lại càng được đầu tư, quan tâm.
Dù ở thời điểm nào, ngành văn học vẫn rất được ưa chuộng, trở thành sự lựa chọn, niềm đam mê mãnh liệt của nhiều bạn trẻ. Vậy nên, nếu bạn yêu thích văn học, muốn theo đuổi lĩnh vực này thì đừng ngần ngại, hãy cứ “cháy” hết mình với ước mơ của bản thân nhé.
Để xác định bản thân có phù hợp để theo đuổi ngành văn học hay không thì bạn hãy tham khảo một vài yêu cầu về tố chất của ngành như sau:
Nếu bạn có khả năng viết và cảm thụ về văn chương tốt sẽ giúp cho việc thi tuyển đầu vào dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, trong suốt quá trình học tập tại các trường đại học hoặc khi đi làm thì yếu tố này cũng rất quan trọng. Nó giúp cho bạn trình bày bài văn mạch lạc, logic, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ trong ngôn từ để chạm đến trái tim người đọc.
Khi bạn am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội,… thì sẽ dễ dàng nắm bắt được các sự kiện, xu hướng, vấn đề, nhân vật, tác phẩm, phong cách, thể loại, trường phái,… trong lịch sử văn học và văn hóa của các quốc gia, vùng miền, dân tộc. Đặc biệt, nó còn phục vụ cho công việc nghiên cứu của bạn sau khi đi làm.
Đối với ngành văn học, kỹ năng đọc và phân tích là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp cho bạn phân tích, đưa ra nhiều khía cạnh sâu xa trong các tác phẩm văn học, rút ra được nhận xét, kết luận sâu sắc, làm cho nội dung có giá trị hơn.
Để theo đuổi được ngành văn học và sau này làm các công việc có liên quan trực tiếp thì bạn cần phải có khả năng nghiên cứu. Nó sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm các nguồn tài liệu có giá trị, phục vụ cho mục đích công việc. Có kỹ năng nghiên cứu tốt sẽ rất có lợi cho bạn như: Mở rộng kiến thức, giải quyết được nhiều bài vấn đề khó, đưa ra được ý tưởng mới,… Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện kỹ năng này thông qua việc học hỏi, trau dồi kiến thức hàng ngày.
Sáng tạo được coi là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người theo đuổi ngành văn học. Bởi nó không chỉ giúp bạn có màu sắc khác biệt mà còn giúp bản thân bạn khám phá ra nhiều cách tiếp cận mới, góc nhìn mới để tạo ra sản phẩm ấn tượng, đột phá. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện và nâng cao khả năng sáng tạo bằng cách học tập, trau dồi kiến thức và thực hành nhiều.
Nhìn chung, để theo đuổi được ngành văn học bạn cần khá nhiều tố chất liên quan đến ngôn ngữ, sáng tạo và chăm chỉ tìm kiếm thông tin.
Để học ngành văn học, các bạn có thể lựa chọn một trong những khối thi sau:
Hiện nay, rất nhiều trường ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đào tạo ngành văn học. Tùy vào mong muốn, khu vực sinh sống cũng như học lực của bản thân mà các bạn hãy lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất. Dưới đây là tổng hợp một số trường kèm tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn mới nhất để các bạn tham khảo.
Khu vực Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2023 Miền Nam Đại học Văn Hiến C00, D01, D14, D15 16,3 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM C00, D01, D14 26,0 (C00), 25,25 (D01, D14) Đại học Sư phạm TP HCM C00, D01, D78 24,60 Đại học Cần Thơ C00, D01, D14, D15 24,16 Đại học Tây Đô C04; C00; D14; D15 15 Đại học An Giang C00; D01; D14; D15 22,5 Đại học Văn Lang C00; D01; D14; D66 16 Miền Trung Đại học Duy Tân C00, C15, D01, C04 14,5 Đại học Khoa học - Đại học Huế C00; C19; D14 15,5 Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng C00; D15; C14; D66 23,34 Đại học Quy Nhơn C00; C19; D14; D15 15 Miền Bắc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN C00, D01, D04, D78 26,8 (C00), 25,75 (D01), 24,5 (D04), 25,75 (D78) Đại học sư phạm Hà Nội C00, D01, D02, D03 26,5 (C00), 25,4 (D00, D02, D03) Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên D01, C00, D84, C14, XDHB 15 Đại học Hải Phòng C00, D01, D15, D14 14Có tấm bằng cử nhân văn học trên tay, cơ hội việc làm dành cho các bạn vô cùng rộng mở. Các bạn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như:
Mức lương ngành văn học được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung hiện nay. Một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm có thể nhận được mức 7 - 8 triệu đồng/tháng tùy vào bằng cấp, năng lực cá nhân. Theo thời gian, khi đã có dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng tốt, mức lương này sẽ còn tăng lên đến 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, theo thống kê từ JobsGO, mức lương ngành văn học theo công việc, vị trí dao động ở mức như sau:
Đối với những bạn đam mê văn học và muốn theo đuổi ngành này thì chắc chắn không thể không biết phương thức tuyển sinh đại học. Trên thực tế sẽ có khá nhiều phương thức khác nhau, căn cứ vào thực lực cá nhân mà bạn có thể cân nhắc chọn sao cho phù hợp.
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về ngành văn học cùng các thông tin liên quan như: Điểm chuẩn, trường đào tạo, khối thi tuyển,… Nếu bạn yêu thích văn học, muốn thể hiện khả năng văn chương của mình thì hãy mạnh dạn theo đuổi ngành này nhé. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/hoc-van-hoc-ra-lam-gi-a66744.html