Tim thai hình thành và phát triển bình thường là tín hiệu tốt đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Thế nhưng, thai mấy tuần thì có tim thai và khi nào mẹ sẽ nghe thấy nhịp tim của con?
Sau khi được thụ tinh, thai nhi sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển. Một trong những cột mốc lớn nhất mà bé trải qua trong suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ đó là tim thai bắt đầu hình thành và phát triển.
Với cha mẹ, tim thai không chỉ là dấu hiệu phản ánh sức khỏe mà còn là niềm hạnh phúc vỡ òa khi lần đầu tiên cảm nhận được một mầm sống đang lớn lên từng ngày.
Thai mấy tuần có tim thai là thắc mắc rất phổ biến. Theo chu kỳ phát triển của thai nhi, tim thai sẽ có ở khoảng tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Lúc này, bác sĩ có thể nhận biết khi mẹ siêu âm đầu dò âm đạo.
Ở giai đoạn đầu, tim thai từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Đến tuần thứ 7 và thứ 8, tâm thất, tâm nhĩ và van tim bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 9, động mạch chủ và tĩnh mạch phổi cũng dần hình thành và đến tuần thứ 10, tim thai được xem là phát triển đầy đủ.
Mấy tuần có tim thai? Thực tế là thời gian nghe được tim thai ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Đa phần, bác sĩ có thể giúp mẹ nghe nhịp tim của con lần đầu vào khoảng tuần thứ 6 và thứ 7 của thai kỳ với các dụng cụ hỗ trợ như máy siêu âm, máy doppler tim thai.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp phải đợi đến tuần thứ 8 của thai kỳ mới nghe thấy nhịp tim lần đầu tiên của con.
Đến tuần thứ 14 thì nhịp tim thai đã rõ ràng. Vào khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20 thì mẹ mới có thể lắng nghe nhịp tim của bé bằng cách sử dụng ống nghe.
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, tim của bé có thể đập 100-120 lần mỗi phút. Trong 2 tuần tiếp theo, nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên 150 đến 180 nhịp một phút.
Vào tuần thứ 9 hoặc thứ 10, tim thai có thể rơi vào khoảng 170 nhịp mỗi phút và bắt đầu từ thời điểm này, nhịp tim của bé sẽ chậm dần. Vào khoảng tuần 20, nhịp tim của bé sẽ giảm xuống còn khoảng 140-160 nhịp mỗi phút.
Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tim bình thường của thai nhi có thể dao động từ 110 đến 160 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, con số thực tế có thể hơi khác so với phạm vi này do nhiều nguyên nhân. Do đó, nếu bác sĩ không cảnh báo đang có sự khác biệt quá lớn về nhịp tim thai thì mẹ cũng không cần quá lo.
Ngoài băn khoăn thai mấy tuần có tim thai, rất nhiều mẹ bầu cũng có chung một số thắc mắc sau:
Như đã đề cập ở trên, dù tim thai có ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ nhưng cũng có trường hợp đến khoảng từ tuần thứ 8 mới nghe được. Nếu siêu âm không có tim thai thì có thể là do:
Ngoài ra, siêu âm không có tim thai còn có thể là thai ngưng tiến triển mà không biết. Nếu bạn chỉ mới mang thai 6 - 7 tuần, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm beta HCG. Nếu chỉ số bình thường, bạn không cần quá lo, chờ 1 tuần đi siêu âm lại xem có tim thai hay chưa.
Nếu tim thai không có do thai ngừng tiến triển, mẹ cũng sẽ có các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội, mất các triệu chứng thai kỳ như ốm nghén…
Việc phát hiện nhịp tim của bé bằng tai người là rất khó, nhất là ở giai đoạn sớm, thậm chí còn không nghe được bằng ống nghe.
Do đó, đừng quá lo nếu bạn không nghe thấy tim thai ở nhà. Nếu bạn lo lắng, nghi ngờ về nhịp tim của bé thì tốt nhất nên đi khám. Bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn nghe nhịp tim thai bằng các thiết bị chuyên dụng.
Hiện có hàng trăm ứng dụng trên điện được quảng cáo là có thể giúp ba mẹ nghe được nhịp tim của con tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng các ứng dụng này để đo nhịp tim của bé.
Bởi chất lượng của các ứng dụng này rất khác nhau. Chúng có thể cung cấp cho bạn kết quả đo nhịp tim không chính xác và gây ra lo lắng hoặc hoảng sợ không cần thiết.
Nếu bạn vẫn tò mò và muốn nghe nhịp tim con, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các ứng dụng đáng tin cậy.
Có rất nhiều lời đồn cho rằng qua nhịp tim thai biết trai hay gái. Cụ thể, nhiều người tin rằng nếu tim thai trên 140 nhịp/phút thì là bé gái, còn dưới là bé trai. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh điều này và nhịp tim của thai nhi cũng không “hé lộ” giới tính của bé.
Nhịp tim của bé bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 với khoảng từ 100 - 120 nhịp mỗi phút và tăng lên hàng ngày cho đến khi đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 9, từ 140 đến 170 nhịp mỗi phút đối với bé trai lẫn bé gái.
Thực tế, giới tính của bé đã được xác định ngay từ khi tinh trùng gặp trứng, thậm chí trước cả lúc bạn biết mình mang thai. Ở giai đoạn đầu, bộ phận sinh dục của bé có thể chưa bắt đầu phát triển, bé trai và bé gái có thể trông tương đối giống nhau từ 4 đến 6 tuần sau khi thụ thai và sẽ dần khác biệt vào khoảng tuần 10 đến tuần 20.
[embed-health-tool-due-date]
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/co-bau-may-tuan-thi-co-tim-thai-a67199.html