Bị gãy xương nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người băn khoăn khi gặp tổn thương xương. Trong quá trình điều trị gãy xương, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng giúp xương hồi phục nhanh và hiệu quả hơn.
Xương là nơi lưu trữ Canxi và Photpho để tạo tủy xương, đóng vai trò làm điểm neo và hỗ trợ cho sự co cơ. Nhờ tính chất vừa chắc khỏe vừa dẻo dai, xương có khả năng lành lại sau tổn thương. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ sửa chữa và hồi phục tổn thương xương.
Vậy bị gãy xương nên ăn gì? Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên thực phẩm giàu dưỡng chất thiết yếu. Một chế độ ăn uống giàu protein và canxi là rất cần thiết đối với người bệnh gãy xương. Protein có tác dụng chữa lành các mô bị tổn thương và canxi có lợi trong việc sửa chữa xương. Khi kết hợp với nhau, chúng hoạt động như chất xúc tác trong quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Một số loại vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương về xương. Do đó, người bệnh cần bổ sung đủ và cân bằng các nhóm chất này trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Thực phẩm có thể tác động đến kết quả điều trị chấn thương xương. Do đó người bệnh cần lưu ý bổ sung những nhóm thực phẩm giúp xương mau lành dưới đây:
Bị gãy xương nên ăn gì? Canxi có tốt cho người bị gãy xương không? Canxi là khoáng chất chính của xương, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển và bảo vệ xương. Canxi rất quan trọng cho sự co cơ, đông máu, giải phóng hormone và truyền tín hiệu cho hệ thần kinh. Người trưởng thành nên thu nạp từ 1000 đến 1200 miligam mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của xương. Định lượng này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người bệnh. (1)
Cơ thể không thể tự sản xuất được canxi, do đó người bệnh nên tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, phô mai tươi, bông cải xanh, củ cải, cải xoăn, cải chíp, đậu nành, cá ngừ, cá hồi…
Một nửa cấu trúc xương được hình thành từ protein. Khi gãy xương, cơ thể cần một lượng lớn protein để hỗ trợ quá trình tái tạo xương. Protein cung cấp thành phần thiết yếu cho việc tạo ra collagen, một loại protein quan trọng tạo nên khả năng đàn hồi và sức mạnh cho xương. Protein giúp duy trì sự cân bằng giữa việc hấp thụ và tiêu hao canxi. (2)
Thiếu hụt protein có thể dẫn đến giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến quá trình làm lành xương. Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người gãy xương gồm thịt gà, thịt thăn, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, sữa, phô mai, diêm mạch, các loại đậu…
Canxi không thể được hấp thụ từ ruột non nếu không có vitamin D. Khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và sử dụng canxi, dẫn đến xương yếu và dễ gãy. Để bổ sung vitamin D hiệu quả, người bệnh có thể tăng cường tiêu thụ các thực phẩm như cá kiếm, cá hồi, cá ngừ, cá trích, gan, lòng đỏ trứng, sữa… Ngoài ra, ánh nắng cũng là nguồn cung cấp vitamin D tốt, do đó người bệnh có thể phơi nắng 15 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D cho cơ thể. (3)
Vitamin C là một dưỡng chất quan trọng, không chỉ giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng mà còn giúp củng cố sức khỏe của xương và sụn. Đối với người gặp phải chấn thương xương, việc tiêu thụ vitamin C là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và tái tạo mô xương.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo collagen - một loại protein cần thiết cho việc xây dựng và duy trì cấu trúc xương, sụn. Quá trình này đặc biệt quan trọng trong việc chữa lành xương sau các tổn thương.
Tuy nhiên không nên bổ sung quá mức vitamin C vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Người trưởng thành không tiêu thụ quá 2000mg vitamin C mỗi ngày và tránh những thực phẩm có chứa vitamin C được đun nóng hoặc ủ quá lâu.
Có thể bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như kiwi, ớt chuông, cam, quả mọng, cà chua, bưởi, bông cải xanh, dâu tây, khoai tây…
Sắt là một thành phần chính của hồng cầu, tham gia vào quá trình vận chuyển Oxy từ phổi đến các mô và tế bào khác trong cơ thể. Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến làm chậm quá trình hồi phục sau gãy xương.
Tuy nhiên, nếu lượng sắt trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép, có thể dẫn đến loãng xương, thay đổi cấu trúc xương, khối lượng xương giảm… Do đó, việc điều chỉnh lượng sắt phù hợp cho người bệnh trong quá trình điều trị gãy xương nên được thảo luận với bác sĩ chuyên khoa.
Để hỗ trợ quá trình làm lành xương, người bệnh nên bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, thịt gà, trứng, trái cây sấy, ngũ cốc nguyên hạt…
Kali không chỉ giúp cơ bắp hoạt động mạnh mẽ mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và tái tạo tế bào xương. Ngoài ra, bổ sung đủ lượng kali cần thiết giúp giảm nguy cơ mất canxi trong lúc tiểu.
Nếu người bệnh đang thắc mắc bị gãy xương nên ăn gì thì hải sản, chuối, nước cam, khoai tây, các loại hạt… là những lựa chọn phù hợp.
Magie là một khoáng chất quan trọng, có khả năng trung hòa axit, bảo vệ mật độ xương. Magie tham gia vào hơn 300 phản ứng hóa học trên cơ thể. Khi bị gãy xương, người bệnh cần lượng Magie nhiều hơn để hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi phần xương bị gãy. Do đó, người bệnh nên bổ sung magie từ các thực phẩm như hạt bí, hạt chia, hạt điều, quả hạnh, rau chân vịt, đậu đen…
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của xương. Kẽm có khả năng hỗ trợ hoạt động của vitamin D, giúp canxi hấp thụ dễ dàng hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình làm lành xương. Một số thực phẩm giàu chất kẽm phù hợp cho người gãy xương là hải sản, ngũ cốc, trứng, hạt hướng dương, bánh mì…
Vitamin B6 có khả năng chuyển hóa Tryptophan, chất béo và Carbohydrate, giúp tăng khả năng hồi phục xương sau các tổn thương. Người bệnh chưa biết bị gãy xương nên ăn gì thì có thể tham khảo các thực phẩm giàu vitamin B6 như chuối, ngũ cốc, thịt bò, thịt gà, súp lơ…
Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào máu mới, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển và tái tạo mô xương. Bổ sung đủ Vitamin B12 giúp khung xương chắc khỏe và khắc phục các tổn thương.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm các loại hạt, trứng, sữa hạnh nhân, dầu thực vật, nội tạng động vật… rất tốt cho người gãy xương.
Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, đặc biệt cần thiết cho quá trình hồi phục sau gãy xương. Do đó, người bệnh cần bổ sung đủ dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày qua các thực phẩm như rau cải, cà chua, cam, quýt, đậu…
Photpho là một khoáng chất không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì sức mạnh của xương. Khoáng chất này có khả năng tham gia vào quá trình làm lành xương sau chấn thương. Một số thực phẩm chứa nhiều photpho có thể bổ sung vào chế độ ăn cho người gãy xương là sữa, ngũ cốc nguyên hạt, thịt lợn, rau cải, đậu…
Bị gãy xương nên ăn gì giúp xương nhanh liền? Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho người gãy xương.
Sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục, làm lành xương. Khi gặp phải chấn thương xương, việc tăng cường tiêu thụ sữa giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và hồi phục chức năng xương. Sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành, bơ, phô mai… thích hợp cho người gãy xương. (4)
Đậu nành chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin và khoáng chất. Các chất này rất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo mô cơ trong cơ thể. Nếu người bệnh chưa biết bị gãy xương nên ăn gì thì đậu nành là một thực phẩm có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Hạt bí có khả năng chữa lành đặc biệt cho xương. Đây là nguồn cung cấp canxi, magie dồi dào, góp phần xây dựng vào bảo vệ xương, rất cần thiết cho quá trình hồi phục xương sau chấn thương. Người bệnh có thể chế biến hạt bí bằng nhiều cách như rang và ăn trực tiếp, làm salad, thành phần cho món ăn…
Các loại hạt có thể cung cấp một lượng lớn khoáng chất magie và photpho. Đây là những khoáng chất quan trọng, tham gia vào sự phát triển và bảo vệ sức khỏe xương. Một số loại hạt nên có trong thực đơn dinh dưỡng của người gãy xương là hạt hướng dương, hạt bí, hạt óc chó, hạt điều…
Ớt chuông, đặc biệt là ớt chuông đỏ, chứa một lượng lớn vitamin C, có khả năng hỗ trợ giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C trong ớt chuông còn tham gia vào quá trình hình thành collagen (một loại protein cần thiết để tái tạo mô xương). Tiêu thụ lượng ớt chuông vừa đủ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và làm lành xương. Do đó, ớt chuông là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu người bệnh còn băn khoăn bị gãy xương nên ăn gì để mau lành.
Đậu đen không chỉ là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào, mà còn chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho hệ xương khớp như canxi, magie và kali. Bổ sung đậu đen trong thực đơn dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho việc tái tạo và phát triển xương.
Protein trong thịt nạc là thành phần chính giúp cung cấp Acid amin cần thiết để tái tạo tế bào, đặc biệt là collagen. Thịt nạc cũng cung cấp nhiều loại khoáng chất quan trọng, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ xương. Do đó, người bệnh nên tiêu thụ lượng thịt nạc vừa đủ dựa trên nhu cầu của cơ thể để giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành xương.
Cá béo rất giàu acid omega-3, canxi và vitamin D, đây là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe xương. Omega-3 giúp giảm viêm và đau, cải thiện sự linh hoạt của các cơ xương khớp. Canxi và vitamin D trong cá béo có khả năng tăng cường sức mạnh của xương, giúp xương phục hồi nhanh hơn sau tổn thương.
Một số loại cá béo phù hợp mà người bệnh có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là cá hồi, cá ngừ, cá trích…
Rau xanh, đặc biệt là rau họ cải rất tốt cho sức khỏe cơ xương khớp. Rau xanh chứa nhiều vitamin K, vitamin C, kali, canxi, sắt, magie và kẽm. Những dưỡng chất này tham gia vào quá trình làm lành xương, tốt cho người đang trong thời gian điều trị gãy xương.
Nếu đang tìm hiểu người bị gãy xương nên ăn gì thì cải bó xôi, cải xoăn, cải chíp, cải bắp… là một trong những lựa chọn phù hợp nhất.
Trứng chứa một lượng lớn vitamin D, canxi, magie, sắt, protein và vitamin B. Những chất này đều có khả năng hỗ trợ sự phục hồi và tái tạo xương sau khi gãy. Do đó, trứng là một thực phẩm quan trọng, nên xuất hiện trong chế độ ăn của người bị gãy xương.
Người bệnh không chỉ cần quan tâm bị gãy xương nên ăn gì mà còn phải lưu ý những thực phẩm nên kiêng giúp xương mau lành như:
Thức ăn mặn thường chứa lượng muối (Natri) cao. Tiêu thụ quá nhiều muối không chỉ gây hại cho sức khỏe tim mạch và huyết áp, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương. Trong quá trình điều trị, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối giúp giảm nguy cơ mất canxi và magie, từ đó thúc đẩy tốc độ sửa chữa xương.
Một số thực phẩm nhiều muối không tốt cho người bệnh là đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các loại sốt ăn kèm…
Gãy xương kiêng ăn gì, đồ ngọt có tốt cho người bị gãy xương không? Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới quá trình làm lành xương sau tổn thương. Hơn nữa, đồ ngọt còn có thể gây tăng cân, tạo áp lực lên khung xương, dẫn đến làm chậm tốc độ liền xương. Người bệnh nên hạn chế các loại đồ ngọt như bánh kem, pizza, súp đóng hộp…
Rượu bia và đồ uống có cồn có thể làm giảm mật độ và khối lượng xương, làm chậm quá trình tái tạo xương sau gãy. Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây mất tỉnh táo, dẫn đến té ngã và tổn thương xương. Do đó, người bệnh cần tránh nhóm thực phẩm này trong và sau quá trình điều trị xương khớp.
Tiêu thụ quá lượng cà phê cho phép mỗi ngày ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cơ xương khớp. Uống nhiều cà phê khiến cơ thể phải bài tiết liên tục qua nước tiểu, điều này làm giảm đáng kể lượng Canxi. Người bệnh chỉ nên dùng một lượng cà phê vừa đủ để giúp tỉnh táo mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như xương khớp.
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine, gây kích thích đào thải canxi qua nước tiểu. Tiêu thụ quá nhiều trà đặc có thể gây hại cho sức khỏe xương. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng trà có thể uống trong ngày.
Đồ chiên rán và thực phẩm nhiều dầu mỡ thường chứa lượng lớn calo, chất béo bão hòa, chất béo trans. Những chất này không tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát. Đối với người bị gãy xương, việc duy trì cân nặng phù hợp là rất quan trọng để giảm áp lực lên xương. Người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm này trong quá trình điều trị.
Nếu người bệnh đang thắc mắc bị gãy xương kiêng ăn gì thì gà rán, khoai tây chiên, hamberger, xúc xích… là những thực phẩm không nên xuất hiện trong thực đơn hằng ngày.
Ngoài bị gãy xương nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh còn cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
Tóm lại, bị gãy xương nên ăn gì phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Để đảm bảo an toàn và thúc đẩy quá trình hồi phục xương, người bệnh cần thăm khám và tiếp nhận hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách thức xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/nguoi-mo-xong-nen-an-gi-a82309.html