Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái
Bài giảng Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái
I. THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI?
1. Khái niệm hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Ví dụ:
+ Ví dụ hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái rừng nhiệt đới; hệ sinh thái rừng ngập mặn,...
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hệ sinh thái rừng ngập mặn
+ Ví dụ hệ sinh thái nhân tạo: hệ sinh thái đầm nuôi tôm, hệ sinh thái ruộng bậc thang, hệ sinh thái bể cá cảnh,…
2. Các thành phần của một hệ sinh thái
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có 2 thành phần chủ yếu là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh:
- Thành phần vô sinh: Đất, đá, nước, thảm mục,...
- Thành phần hữu sinh: Được chia thành 3 nhóm bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
+ Nhóm sinh vật sản xuất: Gồm chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp. Nhóm này có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ.
+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Nhóm sinh vật phân giải: Gồm vi khuẩn, nấm,… sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Nhóm này tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.
II. CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
1. Thế nào là một chuỗi thức ăn?
- Khái niệm chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Ví dụ: Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng.
2. Thế nào là một lưới thức ăn?
- Khái niệm: Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng
- Cấu trúc: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
- Đặc điểm:
+ Mỗi hệ sinh thái có một lưới thức ăn. Lưới thức ăn này thay đổi theo mùa và thay đổi khi cấu trúc của quần xã thay đổi.
+ Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
+ Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái
Câu 1: (NB) Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là
A. tập hợp quần xã.
B. hệ quần thể.
C. hệ sinh thái.
D. sinh cảnh.
Câu 2: (VD) Ví dụ nào sau đây có thể minh họa cho một hệ sinh thái?
A. Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan.
B. Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật,... ở đó.
C. Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ,...).
D. Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất.
Câu 3: (TH) Hệ sinh thái cạn có độ đa dạng cao nhất là
A. savan.
B. taiga.
C. rừng nhiệt đới.
D. rừng ngập mặn.
Câu 4: (NB) Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là
A. thành phần vô sinh và hữu sinh.
B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
C. thành phần vô cơ và hữu cơ.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
Câu 5: (NB) Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi,..., các loài virut, vi khuẩn,...
B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,..., các loại nấm, mốc.
D. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Câu 6: (TH) Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 7: (TH) Trong một hệ sinh thái, cây xanh đóng vai trò là
A. sinh vật phân giải.
B. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật sản xuất.
D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.
Câu 8: (NB) Sinh vật tiêu thụ chủ yếu bao gồm
A. vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ.
B. động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
C. động vật ăn thịt và cây xanh.
D. vi khuẩn và cây xanh.
Câu 9: (NB) Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất?
A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.
B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
C. Phân giải xác động vật và thực vật.
D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 10: (NB) Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?
A. Nấm và vi khuẩn.
B. Thực vật.
C. Động vật ăn thực vật.
D. Các động vật kí sinh.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 51-52: Thực hành: Hệ sinh thái
Lý thuyết Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
Lý thuyết Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Lý thuyết Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
Lý thuyết Bài 56-57: Một số oxit quan trọng