Chân chống xe máy sử dụng lâu ngày, nếu bảo quản không tốt sẽ gây rỉ sét, hỏng hóc cần phải thay mới. Vậy khi nào cần phải thay chống giữa xe máy? Thay chân chống xe máy hết bao nhiêu tiền? Mời bạn đọc và tham khảo nhanh ở bài viết dưới đây nhé!
Chân chống nghiêng xe máy là gì?
Hiện nay, hầu hết các mẫu xe máy đều có hai loại chân chống: chân chống nghiêng và chân chống đứng ở giữa. Việc phải thiết ra các nhiều loại chân chống xe máy như vậy, cũng nằm trong sự tính toán của các nhãn hàng.
Lý do mà có nhiều loại như vậy là do mỗi loại chống chân sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Bằng cách này, nếu trang bị cả hai loại chân chống sẽ giúp bổ trợ cho nhau, tùy vào từng trường hợp sử dụng với người dùng. Chân chống nghiêng thường được ưa chuộng vì tính linh hoạt và dễ sử dụng trong điều kiện mặt đất bằng phẳng. Trong khi đó, chân chống giữa có sự ổn định tốt hơn trên bề mặt không bằng phẳng và cũng cần thiết khi phải đậu xe trong thời gian dài.
Tác dụng của chân chống xe máy
Chân chống nghiêng xe máy thường là một thanh kim loại hình trụ được gắn với phương tiện qua một trục xoay. Nó thường được trang bị với một lò xo, ngăn chặn chân chống rơi xuống đường khi không sử dụng. Vị trí lắp đặt của chân chống này thường nằm ở bên trái xe.
Khi cần sử dụng, người lái chỉ cần dùng chân để đẩy chân chống xuống và nghiêng xe. Kết hợp với hai bánh xe của xe, chân chống tạo ra ba điểm tiếp xúc với mặt đường, đảm bảo xe đứng vững chắc ngay cả trên các bề mặt đất đai không bằng phẳng.
Ưu điểm của chân chống nghiêng:
- Không cần áp dụng nhiều lực để kích hoạt chân chống, đơn giản chỉ cần đẩy nó xuống cho đến khi xe nghiêng.
- Chân chống nghiêng phù hợp với hầu hết các trường hợp sử dụng và được người lái sử dụng thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày.
- Có nhiều loại chân chống nghiêng có sẵn trên thị trường, từ các mẫu đơn giản đến các phiên bản tiên tiến với các tính năng bổ sung, giúp người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu và phong cách của họ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến nhược điểm của chân chống nghiêng:
- Trong một số trường hợp như đất mềm, cát, chân chống nghiêng có thể không đảm bảo được ổn định, gây nguy cơ làm xe bị ngã.
- Trong quá trình sửa chữa hoặc bảo dưỡng xe máy, chân chống nghiêng có thể trở thành trở ngại, khó tiếp cận các bộ phận khác khi sửa chữa, đặc biệt là khi cần nâng cao bánh xe hoặc tiếp cận các bộ phận dưới cùng của xe.
Xem thêm: Lốp xe máy đi bao nhiêu km thì thay
Khi nào cần phải thay chân chống xe máy
Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn cần quan tâm và phải thay chân chống nghiêng của xe máy:
- Nếu bạn thấy chân chóng có các vết rỉ sét hoặc bị ăn mòn, đặc biệt là ở các khu vực quan trọng như các điểm gắn kết hoặc cơ cấu xoay, là dấu hiệu rõ ràng rằng cần thay thế chân chống.
- Nếu chân chống trở nên quá lỏng lẻo, không còn sử dụng ổn định như lúc trước, có thể là do các bộ phận bị mòn hoặc hỏng.
- Nếu chân chống xe máy của bạn, gặp một số vấn đề như trục xoay không di chuyển mượt mà, lò xo bị hỏng, hoặc bất kỳ bộ phận nào bị gãy hoặc biến dạng, thì bạn cũng nên xem xét thay mới ngay.
- Nếu bạn cảm thấy rằng chân chống nghiêng của bạn có những hiện tượng không bình thường, như tiếng kêu lạ hoặc độ rung quá mức,…
Xem thêm: Thay kim đồng hồ xe máy bao nhiêu tiền?
Thay chân chống xe máy hết bao nhiêu tiền?
Thông thường trên thị trường hiện nay, giá tiền để thay chân chống nghiêng của xe máy sẽ dao động khoảng từ 100.000 đồng cho những sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, mặc dù những loại chống phổ thông này vẫn hoạt động tốt trong việc giữ thăng bằng cho xe khi đậu, nhưng so về độ bền theo thời gian không được đảm bảo.
Nếu bạn có kinh phí tốt hơn, có thể sử dụng những loại chống chân nghiêng xe máy với phân khúc từ 300.000 nghìn đồng trở lên, là bạn đã có được một chiếc chân chống có chất lượng cao hơn và độ bền tốt hơn. Các sản phẩm trong phân khúc này thường được gia công kỹ lưỡng với các vật liệu chất lượng, đảm bảo khả năng chịu lực và chống mài mòn tốt hơn trong quá trình sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng chân chống xe máy
Trên các loại xe máy thông thường hiện nay, bạn thường sẽ thấy hai loại chân chống: chân chống nghiêng và chân chống đứng. Tuy nhiên, vị trí của chúng thường dễ bị bám bẩn, đặc biệt là khi điều kiện thời tiết không thuận lợi như khi trời mưa hoặc khi đi qua những đoạn đường bùn lầy hoặc cát đất.
Nếu bạn gặp phải tình trạng chân chống xe máy hoạt động không bình thường, thì dưới đây là một số tips mà bạn có thể áp dụng ngay nhé:
- Nên sử dụng chân chống xe máy hằng ngày để tránh khả năng bị rỉ rét giữa các khớp nối, giữ cho chân chống được hoạt động mượt mà hơn khi đỗ xe.
- Nên vệ sinh và bôi trơn dầu định kỳ cho chân chống xe máy, giúp chân chống dễ di chyển hơn, lên xuông nhẹ nhàng và hạn chế việc đất cát bám chặt lên, khó làm sạch sau này.
Lâm Phát JSC đã chia sẽ chi tiết về thắc mắc thay chân chống nghiêng xe máy, giá thay chân chống xe máy hết bao nhiêu tiền? Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc xe máy, đặc biệt là vấn đề thay chống chân xe máy. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết nhé!