12 nguyên tắc animation - Kiến thức nền tảng dành cho Animator - Sconnect Academy of Media Arts

12 nguyên tắc animation là gì?

12 nguyên tắc Animation là tổng hợp các kỹ thuật rất quan trọng trong ngành Diễn hoạt, được xây dựng vào những năm 1930 của thế kỉ XX và giới thiệu lần đầu năm 1981 trong cuốn sách “The illusion of life: Disney Animation”. Cuốn sách thành q...

Đọc thêm

Squash and stretch (Sự co và kéo giãn của chuyển động)

Đứng đầu trong 12 nguyên tắc Animation đó chính là Squash and Stretch - sự co và sự kéo dãn. Đây là một nguyên tắc mà đối tượng được vẽ sẽ kéo dài ra hoặc co dẹp lại để thể hiện được khối lượng, cân nặng, tốc độ và tuyến tính của nó. Khi áp dụng nguyên tắc này, đối tượng hoặc nhân vật sẽ có tạo được tính linh hoạt trở nên sống động hơn. Điều này nhằm mục đích tạo ra sự thực tế và uyển chuyển trong từng thao tác chuyển động. Khi áp dụng nguyên tắc này trong sản xuất, bạn nhất định sẽ tạo ra được các video cuối mang sự độc đáo, thu hút người xem, đặc biệt là trong công đoạn phóng đại biểu cảm nhân vật.

Đọc thêm

Anticipation (Sự lấy đà/ chuẩn bị cho chuyển động)

Anticipation được áp dụng vào chuyển động khi nhân vật đang chuẩn bị làm một hành động gì đó để báo hiệu cho người xem rằng chuyện gì đó, hành động nào đang sắp xảy ra. Điều này cũng làm cho các chuyển động được nhịp nhàng và giống thực hơn.

Đọc thêm

Staging (Dàn cảnh)

Staging chính là nguyên tắc thứ ba trong 12 nguyên tắc chuyển động Animation. Đây là nguyên tắc diễn hoạt mà ở đó các Animator phải đảm bảo sự dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc và không gây nhầm lẫn trong toàn bộ quá trình sáng tạo để truyền đạ...

Đọc thêm

Straight-ahead action và Pose-to-Pose (Thẳng tiến và Từng bước)

Đây là hai phương pháp trong 12 nguyên tắc chuyển động Animation dùng để xây dựng chuyển động của một đối tượng nào đó trong phim hoạt hình.Phương pháp đầu tiên, Straight-ahead action. Đây là phương pháp mà bạn sẽ vẽ tuần tự từ hành động đầ...

Đọc thêm

Follow through và overlapping action (Kéo theo và Quá đà)

Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể bắt đầu chuyển động, các bộ phận còn lại cũng sẽ bị di chuyển theo. Ví dụ như khi vai di chuyển, cánh tay cùng bàn tay và ngón tay cũng sẽ di chuyển theo. Do đó, phương pháp này đề cập đến các bộ phận của cơ thể bị kéo theo và tiếp tục di chuyể, phụ thuộc vào chuyển động của bộ phận chính. Overlapping action là 1 trong 12 nguyên tắc animation mô tả về sự chênh lệch của thời gian của chuyển động cơ thể đối với các phần phụ khác của nó. Bạn có thể liên tưởng, một nhân vật đang chạy nhảy lên, tay và chân của đối tượng đó sẽ chuyển động với một vận tốc khác so với cơ thể của nó.

Đọc thêm

Slow in & slow out (Vào chậm và Ra chậm)

Slow in & slow out là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đạt được chuyển động sống động như thật trong Animation. Nó đề cập đến việc tất cả các chuyển động đều bắt đầu một cách chậm rãi, tăng tốc độ và sau đó dừng lại một cách chậm rã...

Đọc thêm

Arcs (Di chuyển theo đường cong)

Đa phần, các sinh vật sống đều chuyển động theo quỹ đạo đường cong (do xương người và động vật cấu trúc theo dạng hoạt động đường kính (khối cầu) xung quanh khớp xương). Đó là lý do mà Arc - 1 trong 12 nguyên tắc Animation được ra đời. Vì vậy, khi bạn quăng một đồ vật gì đó, hay chuyển động cánh tay của mình hoặc quay đầu lại nhìn về phía sau..., bạn đều phải di chuyển theo hình vòng cung.

Đọc thêm

Secondary action (Hành động phụ)

Secondary action này đề cập đến các động tác phụ được thêm vào để hỗ trợ hoặc tăng thêm sự sống động cho các hành động chính. Các hành động phụ này sẽ giúp cho người xem hiểu được rõ hơn trạng thái và tính chất của đối tượng trong.

Đọc thêm

Timing (Thời gian)

Timing nhấn mạnh bản chất và tính chất của một hành động sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi số lượng khung hình diễn tả hành động chính đó. Thời gian và hành động có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thay đổi thời gian thì hành động cũng sẽ thay đổi theo. Thời gian mô tả sự nhanh hay chậm của chuyển động. Ví dụ, nếu một chuyển động từ điểm A đến B điểm có 30 khung hình thì chuyển động sẽ diễn ra chậm hơn với chuyển động có 15 khung hình. Tốc độ khung hình tiêu chuẩn cho phim hoạt hình là 24 khung hình/giây (24fps). Điều đó có nghĩa là muốn vẽ một chuyển động dài 30 giây thì sẽ cần đến 720 bản vẽ khung hình.

Đọc thêm

Exaggeration (Cường điệu hóa)

Có thể hiểu cơ bản, tất cả mọi hành động và biểu cảm của đối tượng đều có thể được tác động và gây chú ý mạnh đến người xem. Đó là bản chất của Exaggeration - một trong 12 nguyên tắc Animation. Với nguyên tắc này, bạn có thể hiểu đơn giản: Nếu một đối tượng vui, hãy vẽ sao cho vui hơn. Nếu đối tượng bị lo lắng, hãy làm trở nên thật lo lắng hơn. Exaggeration không làm nhân vật trở nên méo mó lố bịch mà làm cho nó trở nên thuyết phục hơn.

Đọc thêm

Bản vẽ chắc chắn

Solid drawing đảm bảo rằng khi bạn thiết kế nhân vật hoạt hình thì các hình vẽ của bạn có khả năng tạo ra ảo giác về khối 3 chiều với sự cân đối, thể tích và cân nặng. Để biến những hình ảnh diễn hoạt của mình trở nên chân thực hơn, các Animator cần có khả năng vẽ nhân vật từ nhiều góc khác nhau và được việc này cần tới kiến thức về phối cảnh.

Đọc thêm

Appeal (Sự lôi cuốn)

Nguyên tắc cuối cùng trong 12 nguyên tắc tạo chuyển động là Appeal. Về cơ bản, các nhân vật mà bạn tạo ra phải tạo được sự lôi cuốn cho người xem khi nhìn vào, họ nên có một số khía cạnh thu hút để khiến người xem thích họ. Điều này áp dụng rộng ra...

Đọc thêm

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

studyenglish