Bài 82: Bàn luận về phép học - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử.Quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.Quang Trung mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Khi Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với nhà Nguyễn.
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh - xuất xứ: Bàn luận về phép học trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 - 1791. Bài tấu bàn về ba việc mà bậc quân vương nên biết: quân đức (đức của vua), nhân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
a. Thể loại
Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.Bài tấu của Nguyễn Thiếp thuộc loại văn bản nghị luận trình bày, đề nghị một vấn đề, chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục - đạo tạo con người.
b. Bố cục
Văn bản Bàn luận về phép học có bố cục khá hoàn chỉnh của một văn bản nghị luận với các phần như sau:
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nêu mục đích chân chính của việc học
Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức mạnh thuyết phục: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” để nêu bật tầm quan trọng của việc học.Ngọc dù quý nhưng không có sự mãi giũa, chế tác thì cũng không thể thành...
2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc của việc học
Xuất phát từ mục đích chân chính của việc học, tác giả đối chiếu với thực tế việc học ở nước ta đương thời, thẳng thắn chỉ ra những lệch lạc, sai trái: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi”.→ Đây không chỉ là những suy luận của tác giả, mà nó được rút ra từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế của Nguyễn Thiếp về thời đại của ông. Thời đại khủng hoảng của chế độ phong kiến với sự phân tranh Nam - Bắc, tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến đưa đến tình trạng hết sức rối ren, loạn li.
3. Khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn
Việc học phải được phổ biến rộng khắp “Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học”: mở thêm trường, mở rộng thành phần người họ...
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Văn bản sử dụng cách lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lí lẽ xác đáng.Lời văn khúc chiết, thẳng thắn.
2. Nội dung
Văn bản Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.
IV. Luyện tập
Đề: Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.Gợi ý:1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.2. Thân bàiKhát quát nội dung tác phẩm, nêu vấn đề nghị luậnT...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!