Chiến lược Định giá (Price Strategy) là gì? 8 chiến lược định giá phổ biến

Việc định giá sản phẩm/dịch vụ không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, mà còn quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tổng quan về Chiến lược Định giá (Price Strategy) về 8 chiến lược định giá hiệu quả.

<?xml encoding="UTF-8">

1. Chiến lược định giá (Price Strategy) là gì?

Giá (Price) là một trong bốn yếu tố cốt lõi trong mô hình 4Ps của marketing, phản ánh số tiền mà khách hàng cần trả để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chiến lược định giá (Price Strategy) là quá trình và phương pháp được sử dụng để xác định mức giá phù hợp cho các sản phẩm và dịch vụ.

Mỗi chiến lược định giá khác nhau sẽ phù hợp với những loại sản phẩm và mô hình kinh doanh khác nhau. Một chiến lược định giá hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Với một chiến lược định giá phù hợp, bạn có thể nhắm đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng sự tin tưởng vào sản phẩm và truyền đạt chính xác giá trị mà sản phẩm mang lại.

Theo Philip Kotler (Marketing Management), định giá là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất trong marketing mix (4P: Product, Price, Place, Promotion), ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Chiến lược Định giá (Price Strategy)

Chiến lược Định giá (Price Strategy)

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá

Lưu ý: Ngoài những yếu tố trên, sự điều chỉnh của nền kinh tế, xu hướng văn hóa, yếu tố pháp lý và chính sách nhà nước cũng ảnh hưởng đến chiến lược giá.

3. 8 nguyên tắc định giá

Định giá không chỉ đơn thuần là gán một con số lên sản phẩm hay dịch vụ. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích thị trường và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Một quyết định giá chính xác có thể tạo nên bước đột phá về doanh số, trong khi một sai lệch nhỏ cũng có thể làm thay đổi hoàn toàn hành vi người tiêu dùng.

Dưới đây là 8 nguyên tắc định giá quan trọng bạn cần nắm vững. Nếu bạn muốn định giá cao cho sản phẩm hay dịch vụ, bạn phải mang lại cho người tiêu dùng những giá trị sản phẩm & thương hiệu tương ứng.

  1. Nếu bạn muốn định giá cao cho sản phẩm hay dịch vụ, bạn phải mang lại cho người tiêu dùng những chức năng sản phẩm và giá trị thương hiệu tương ứng.
  2. Định giá là yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu hay tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp, tác động đến giá trị của thị trườngquyết định mua hàng của Shopper.
  3. Giá cả như "một đứa không vâng lời", "một con ngựa bất kham", nằm ngoài sự kiểm soát.
  4. Việc định giá không thể chỉ do bộ phận marketing quyết định, mà cần sự phối hợp giữa các phòng ban như tài chính, bán hàng, sản xuất và chiến lược thương hiệu.
  5. Chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ về giá, doanh số thay đổi ngay lập tức, vì nó tác động đến nhu cầu.
  6. Định giá dựa trên cơ sở các loại chi phí (chi phí sản xuất, vận chuyển) mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Doanh nghiệp cần có sự so sánh với chuẩn mực thị trường, cụ thể đối thủ đang ở phân khúc nào, thế mạnh về giá và tài sản thương hiệu của đối thủ...
  7. Điểm định giá hoàn hảo: (1) Lợi nhuận cao nhất, (2) Mang tính cạnh tranh, (3) Hài lòng khách hàng.
  8. Các hình thức khuyến mại, giảm giá là một chất gây nghiện, khiến cho tất cả chúng ta dễ bị rơi vào cuộc chạy nước rút cho doanh số, hay thậm chí cuộc chiến về giá.

Mô hình tăng trưởng Business và Thị trường bằng 6P

Mô hình tăng trưởng Business & Thị trường bằng 6P trong marketing của Unilever cho thấy định giá vô cùng quan trọng đối với một business, tác động đến sự tăng trưởng thị trường cũng như hành vi mua hàng

Mời bạn xem thêm tại bài viết: Định giá chỉ cần một mình Marketing quyết định?

4. 8 chiến lược định giá phổ biến

4.1. Chiến lược Skim / Cream Pricing

Skim / Cream Pricing (Định giá hớt váng) là một chiến lược giá đặc thù trên thị trường, áp dụng cho những sản phẩm có khả năng tạo ra trào lưu, xu hướng sống mới nhưng có vòng đời sản phẩm ngắn dễ bị thay thế.

Lợi nhuận giai đoạn hớt váng có thể bù lỗ cho giai đoạn sau cho nên sẽ có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh và đặc điểm của thị trường này chính là sản phẩm mới được ra đời liên tục.

Ví dụ: Một chiếc smartphone từ 7 triệu đồng trở lên không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, mà còn thể hiện phong cách cá nhân của người dùng - giúp họ cảm thấy hợp “gu”, nổi bật hơn hoặc thu hút sự chú ý từ người xung quanh.

Nếu phân khúc thị trường Smartphone được chia theo hai tiêu chí: (1) Mức độ chấp nhận giá và (2) Phong cách sống gắn với công nghệ mới. Sẽ có 5 nhóm khách hàng sau:

a. Nhóm Innovator

Đây là nhóm có độ nhạy cảm về giá thấp nhất, nhưng lại có cái tôi cao và rất đam mê công nghệ. Họ luôn mong muốn trở thành người đầu tiên sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất.

Hình ảnh xếp hàng trước Apple Store nhiều ngày liền

Hình ảnh xếp hàng trước Apple Store nhiều ngày liền chỉ để có trong tay chiếc iPhone mới là điển hình cho nhóm này.

Vì thế, ở giai đoạn đầu ra mắt sản phẩm, mức giá thường rất cao để nhắm tới nhóm Innovator. Đây là những người sẵn sàng chi trả mức giá khủng để thoả mãn cái tôi. Đây cũng là thời điểm Margin sản phẩm cao nhất, tạo lợi nhuận hấp dẫn. Vì thế, thu hút rất nhiều đối thủ lớn lớn với tiềm lực tài chính mạnh như Samsung, Oppo, Huawei, Microsoft, HTC...

b. Nhóm Early Adopter và Early Majority

Sau khi sản phẩm ra mắt một thời gian, trào lưu hạ nhiệt nhưng xu hướng vẫn còn hiện hữu. Lúc này, nhóm Innovator đã được "khai thác" gần hết, các hãng sẽ bắt đầu giảm giá để tiếp cận các nhóm khách hàng nhạy cảm hơn về giá - đó là Early AdopterEarly Majority.

Đây là những người cũng quan tâm đến hình thức và chất lượng sản phẩm, nhưng không quá cuồng công nghệ. Họ thường đợi các đánh giá từ nhóm Innovator rồi mới quyết định mua, nhằm đảm bảo “đáng tiền”.

c. Nhóm Late Majority

Nhóm Late Majority tiếp nhận công nghệ muộn hơn. Khi đó, sản phẩm đã đi vào giai đoạn trưởng thành, không còn “hot” như ban đầu và mức giá đã giảm đáng kể. Nhóm này chấp nhận dùng sản phẩm khi đã phổ biến rộng rãi, miễn là giá hợp lý.

Product Life Cycle & Adoption

Product Life Cycle & Adoption

d. Nhóm Laggard

Laggard là những người mua sản phẩm khi công nghệ đã lỗi thời. Ví dụ, một chiếc iPhone 4 lúc ra mắt có giá khoảng 20 triệu, nhưng sau vài năm có thể chỉ còn 7 triệu. Nhóm này chỉ quan tâm đến giá rẻ, không chú trọng đến yếu tố công nghệ hay xu hướng.

Chiến lược định giá hớt váng (Skim Price) cũng phổ biến trong ngành thời trang: đầu mùa, giá cao để tối ưu lợi nhuận từ những khách hàng theo xu hướng; cuối mùa, giảm giá mạnh để xả hàng lỗi mốt. Chính vì lợi nhuận từ giai đoạn đầu rất cao, nên thị trường hớt váng luôn hấp dẫn nhiều đối thủ tham gia. Khoảng lãi ở giai đoạn đầu đủ để bù đắp cho giai đoạn sau khi sản phẩm lỗi thời và vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh.

Do đó, trong những ngành như điện thoại hay thời trang, sản phẩm mới liên tục được tung ra thị trường để khai thác tối đa chiến lược hớt váng - và bạn có thể thấy điều đó rõ ràng ở Apple, Samsung hay Oppo.

4.2. Chiến lược Prestige Pricing

Chiến lược định giá cao cấp - Prestige Pricing là chiến lược định giá dành riêng cho các sản phẩm hoặc thương hiệu cao cấp. Chiến lược này nhắm đến nhóm khách hàng muốn khẳng định phong cách sống và cá tính cá nhân thông qua việc tiêu dùng.

Không giống giá hớt váng, chiến lược định giá cao cấp không giảm giá theo thời gian vì chỉ tập trung vào phân khúc thượng lưu, tuy nhỏ nhưng lợi nhuận đủ lớn để nuôi sống doanh nghiệp. Cho nên cách truyền thông quảng cáo của những thương hiệu áp dụng chiến lược này thường xây dựng theo phong cách độc nhất, thể hiện tính cá nhân cao.

Các sản phẩm cao cấp như nước hoa Chanel, siêu xe

Các sản phẩm cao cấp như nước hoa Chanel, siêu xe... là ví dụ điển hình cho việc giá trị không chỉ nằm ở công năng, mà còn ở việc thể hiện đẳng cấp xã hội

4.3. Chiến lược Predatory Pricing

Predatory Pricing (Huỷ diệt bằng giá) nhằm tạo ra một cuộc chiến tối ưu thế về giá. Trong những thị trường nhạy cảm về giá cao như ngành hàng tiêu dùng nhanh, việc giảm giá luôn tạo ra hiệu ứng kích cầu trong ngắn hạn. Vì vậy nhiều công ty sử dụng chiến lược này để khiến đối thủ không thể gia nhập thị trường. Đồng thời chiến lược này có thể loại bỏ những đối thủ đang định giá cao hơn và yếu thế về mặt tài chính, không có khả năng chịu lỗ.

Ví dụ: Sản phẩm Cider táo lên men Strongbow lúc mới tung hàng, với ưu thế là một sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, chất lượng cao, bao bì đẹp nhưng chỉ định giá từ 16 đến 18 nghìn đồng trong các cửa hàng tiện lợi.

Không chỉ với mục đích thử hiệu ứng người tiêu dùng, Strongbow còn muốn loại bỏ những đối thủ trong ngành hàng nước lên men như Magners - cũng là sản phẩm nhập khẩu nhưng có giá trên 40 nghìn.

Strongbow áp dụng chiến lược Predatory Pricing khi ra mắt sản phẩm Cider

Strongbow áp dụng chiến lược Predatory Pricing khi ra mắt sản phẩm Cider tại thị trường Việt Nam

Khi trở thành thương hiệu độc quyền trên thị trường, Strongbow có thể tăng giá bù lỗ hoặc xây dựng nhà máy sản xuất để giảm chi phí. Tất nhiên, giai đoạn "đốt tiền" để giành thị phần này không thể thiếu sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ - trong trường hợp của Strongbow là Heineken.

4.4. Chiến lược Going-Rate Pricing

Going-Rate là chiến lược điều chỉnh giá theo chuẩn của đối thủ chính trên thị trường, sau đó thương hiệu có thể hạ thấp hơn nếu muốn tạo ưu thế về giá hoặc nâng giá cao hơn nếu tự tin chất lượng thương hiệu đủ tốt. Với những thị trường hàng hóa ít có sự khác biệt lớn như phân bón, thép, thức ăn gia súc, thì đây là một chiến lược đáng cân nhắc.

Thị trường hàng hóa ít sự khác biệt lớn về chức năng như phân bón, thép, thức ăn gia súc hoặc ít có sự khác biệt về thương hiệu thì định giá Going-Rate luôn cần phải cân nhắc

Ở những thị trường hàng hóa ít sự khác biệt lớn về chức năng như phân bón, thép, thức ăn gia súc; hoặc ít có sự khác biệt về thương hiệu thì định giá Going-Rate luôn cần phải cân nhắc

4.5. Chiến lược Discrimination Pricing

Discrimination Pricing là hình thức định giá theo hình thức một sản phẩm hay một dịch vụ nhưng có nhiều khung giá khác nhau.

Ví dụ: Dịch vụ vận chuyển như xe bus, taxi Grab hay Uber, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí hay viện bảo tàng

Grab, Uber, bảo tàng... áp dụng chiến lược Discrimination Pricing

Dịch vụ vận chuyển như xe bus, taxi Grab hay Uber, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí hay viện bảo tàng áp dụng chiến lược Discrimination Pricing

Để có thể đưa ra nhiều mức giá khác nhau, thương hiệu cần xác định vào khả năng chi trả của mỗi đối tượng mục tiêu bằng phương pháp phân khúc thị trường.

Ví dụ: Có thể phân khúc theo đối tượng khách hàng như nhóm sinh viên và nhóm không phải sinh viên (phân khúc theo chữ WHO), hoặc phân khúc dựa trên thời gian, chẳng hạn như khả năng chi trả cho taxi Grab vào giờ cao điểm và thấp điểm (phân khúc theo chữ WHEN).

4.6. Chiến lược Loss Leader Pricing

Định giá theo chiến lược Loss Leader Pricing là hình thức giảm giá một sản phẩm (có thể đến mức hòa vốn hoặc lỗ) để khuyến khích khách hàng mua những sản phẩm khác. Chiến lược phổ biến trong một Portfolio đa sản phẩm, có thể bán theo combo.

Ví dụ:

Nintendo Lotteria và KFC áp dụng Loss Leader Pricing

Nintendo, Lotteria và KFC là các thương hiệu áp dụng chiến lược Loss Leader Pricing

4.7. Chiến lược Penetration Pricing

Định giá xâm nhập thị trường (Penetration Pricing) là chiến lược định giá khi mới gia nhập vào ngành hàng đặc biệt những thị trường nhạy cảm về giá.

Sản phẩm được định giá thấp hơn hẳn so với đối thủ chính nhằm thu hút khách hàng chuyển sang dùng thử. Dĩ nhiên để cạnh tranh về giá, một là phải có lợi thế về chi phí, hai là khả năng tài chính đủ mạnh để chịu lỗ trong thời gian đầu.

4.8. Chiến lược Sandwich Pricing

Chiến lược Sandwich Pricing là một hình thức định giá Piano trong Portfolio, tức là định giá cho 2 sản phẩm ở 2 phân khúc trên và dưới đối thủ nhằm kẹp chặt đối thủ ở giữa.

Ví dụ trong danh mục sản phẩm dầu ăn của Wilmar, nếu phân loại nhóm khách hàng đang sử dụng dầu Tường An theo hai tiêu chí: “mức sẵn sàng chi trả” và “mức độ trung thành”, có thể chia thành ba nhóm:

Chiến lược Sandwich Pricing được Wilmar áp dụng

Chiến lược Sandwich Pricing được Wilmar áp dụng với hai thương hiệu Neptune và Cái Lân

Trong trường hợp này, Wilmar sử dụng chiến lược định giá kiểu “bánh mì kẹp” với hai thương hiệu: Neptune ở phân khúc cao và Cái Lân ở phân khúc thấp, nhằm kẹp Tường An ở giữa. Cách tiếp cận như sau:

Ở góc độ lý thuyết, nhắm vào nhóm khách hàng kém trung thành sẽ dễ hơn nhóm khách hàng trung thành, vì thế định giá theo hình thức Sandwich sẽ tránh đánh trực diện với đối thủ mà vẫn có thể chiếm được thị phần. Nhưng thực tế trong Portfolio thường bổ sung thêm một Flanker, theo ví dụ trên, Wilmar có dầu ăn Meizan nhắm vào đối tượng trung thành của Tường An với giá và chất lượng tương đương.

5. Lưu ý khi lựa chọn chiến lược định giá

Trên đây là nội dung về 8 chiến lược Định giá phổ biến mà bất cứ Marketers nào cũng cần phải biết. Để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc định giá, mời bạn tham khảo khoá học Pricing Strategy: Chiến lược định giá. Khoá học sẽ được cung cấp những kiến thức toàn diện 360 độ về định giá với góc nhìn đa chiều như:

Đồng hành cùng học viên trong khoá học này là giảng viên Nguyễn Quang Hiệp, hiện là Brand Trainer & Consultant. Ngoài ra, anh Hiệp còn tham gia giảng dạy tại trường đại học FPT và UEH. Trước đó, anh Hiệp có hơn 10 năm kinh nghiệm làm Brand Marketing tại các tập đoàn lớn như Unilever, Masan Consumer, Wilmar, CJ Hàn Quốc. Anh Hiệp tốt nghiệp University of Birmingham (UK) chuyên ngành thạc sĩ Tư vấn Chiến lược Marketing.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/strategies-la-gi-a91350.html